| Hotline: 0983.970.780

Thép Hòa Phát Hải Dương chiếm đất nông nghiệp

Thứ Hai 10/06/2024 , 07:45 (GMT+7)

Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương bị 'trả giá' sau nhiều năm liên tục lấn chiếm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát Hải Dương đã có 6 lần thực hiện chiếm đất trái quy định với 3 hành vi vi phạm. Ảnh: IT.

Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát Hải Dương đã có 6 lần thực hiện chiếm đất trái quy định với 3 hành vi vi phạm. Ảnh: IT.

Hàng loạt hành vi chiếm đất nông nghiệp

Thông tin từ UBND tỉnh Hải Dương cho biết, ngày 05/06/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ông Lưu Văn Bản vừa ký Quyết định số 1352 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương (địa chỉ tại phường Hiệp Sơn, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) với tổng số tiền gần 1,6 tỉ đồng.

Theo đó, Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát Hải Dương (Thép Hoà Phát Hải Dương) đã có 3 hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai.

Với hàng loạt những vi phạm nêu trên, UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương với tổng số tiền 1,58 tỉ đồng.

Trong đó, ngày 02/11/2020, Thép Hoà Phát Hải Dương đã thực hiện hành vi chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa (đất trồng cây lâu năm) tại khu vực đô thị, tổng diện tích đất chiếm là 8.722,3m2 (0,87ha).

Bên cạnh đó, Thép Hoà Phát Hải Dương còn liên tục thực hiện hành vi chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa tại khu vực đô thị, tổng diện tích đất chiếm là 23.003,5m2 (2,3 ha).

Cụ thể, ngày 20/12/2016, thực hiện san lấp và xây dựng công trình là nhà để xe, với tổng diện tích 3.900m2; tiếp đến ngày 15/11/2017, thực hiện san lấp và xây dựng công trình là nhà bảo vệ, với tổng diện tích 215m2; ngày 02/11/2020, thực hiện hành vi chiếm đất khu vực bãi chứa phôi, đường nội bộ, cây xanh, tổng diện tích 18.888,5 m2.

Ngoài ra, Thép Hoà Phát Hải Dương còn thực hiện hành vi chiếm đất phi nông nghiệp (đất giao thông, đất thủy lợi, đất ở) tại khu vực đô thị, tổng diện tích đất chiếm là 13.360,9m2 (1,36ha). 

Cụ thể, ngày 15/12/2019 thực hiện san lấp và xây dựng công trình là nhà kho chứa thành phẩm, với tổng diện tích 1.575m2; ngày 02/11/2020 tiếp tục thực hiện hành vi chiếm đất để xây dựng bãi chứa phôi, đường nội bộ, cây xanh…, tổng diện tích 11.785,9m2.

Liên tục lấn chiếm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát Hải Dương bị xử phạt số tiền lên đến gần 1,6 tỉ đồng. Ảnh: IT.

Liên tục lấn chiếm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát Hải Dương bị xử phạt số tiền lên đến gần 1,6 tỉ đồng. Ảnh: IT.

Buộc nộp lại hơn 4 tỷ thu lợi bất hợp pháp

Ngoài hình thức phạt tiền, UBND tỉnh Hải Dương cũng đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, buộc Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương thực hiện tiếp thủ tục thuê đất theo quy định và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chiếm đất là 4.132.873.000 đồng tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước Hải Dương hoặc Ngân hàng Thương mại do Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định.

Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Hải Dương nêu rõ, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này, nếu không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Được biết, Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát Hải Dương có địa chỉ trụ sở tại khu dân cư Hiệp Thượng, phường Hiệp Sơn, thị xã Kinh Môn, Hải Dương với mã số thuế là 0800384651. Người đại diện pháp luật là bà Đỗ Thị Thảo giữ vai trò Giám đốc.

Trên website của Tập đoàn Hoà Phát cho biết, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương được thành lập tháng 8/2007 là chủ đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát ở Kinh Môn, Hải Dương. 

Khu liên hợp sử dụng công nghệ lò cao khép kín, hiện đại từ quặng sắt tới thép thành phẩm các loại với sản lượng 2,5 triệu tấn/năm. Cả 3 giai đoạn đầu tư của khu liên hợp được đưa vào hoạt động đồng bộ từ quý 1/2016.

Năng lực sản xuất của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát gồm nhà máy luyện gang công suất 2,2 triệu tấn gang lỏng/năm; nhà máy luyện thép công suất 2,5 triệu tấn phôi thép/năm; nhà máy cán thép công suất 2,5 triệu tấn thép xây dựng/năm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ẩn họa từ việc người dân lấn đường để phơi thóc

Nhiều tuyến đường bị người dân chiếm dụng để làm nơi phơi thóc. Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm