| Hotline: 0983.970.780

Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

Thứ Hai 26/02/2024 , 06:30 (GMT+7)

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Hồ sơ tố cáo của ông Văn Anh Tuấn gửi cơ quan chức năng. Ảnh: NNVN.

Hồ sơ tố cáo của ông Văn Anh Tuấn gửi cơ quan chức năng. Ảnh: NNVN.

Mở chuỗi công ty gia đình ôm nhiều dự án…

Báo Nông nghiệp Việt Nam nhận được đơn phản ánh của ông Văn Anh Tuấn, người được ủy quyền từ bà Nguyễn Thị Mỹ Nga, thường trú tại phường 6, Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến “chuỗi công ty gia đình” do ông Nguyễn Duy Hùng (sinh năm 1974, thường trú tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Ngoài nội dung vụ việc tranh chấp Nhà máy xử lý môi trường tại các tỉnh Bình Dương - Bình Phước mà cơ quan công an đang thụ lý, một loạt dự án khác của “chuỗi công ty gia đình” của ông Nguyễn Duy Hùng cũng bị tố cáo đến các cơ quan chức năng.

Vào cuộc tìm hiểu theo đơn thư của ông Văn Anh Tuấn, chúng tôi được biết, ông Nguyễn Duy Hùng nổi tiếng trong giới kinh doanh ở Việt Trì với “thương hiệu” Hùng Đạt Hưng. Hiện ông Hùng đang là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Trung Hưng.

“Chuỗi công ty gia đình” liên quan đến ông Hùng mà ông Văn Anh Tuấn tố cáo bao gồm Công ty Cổ phần Đạt Hưng do ông Nguyễn Quang Huy là em ruột ông Nguyễn Duy Hùng làm đại diện pháp luật; Công ty Cổ phần Hoàng Hưng Phú Thọ do bà Tạ Thị Kim Huế là vợ ông Nguyễn Duy Hùng làm đại diện và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Dũng do bà Nguyễn Thị Thanh Huyền là em ruột ông Hùng làm đại diện…

Sạt lở quanh dự án khai thác cát sỏi sông Lô của Công ty Cổ phần Đạt Hưng. Ảnh: NNVN.

Sạt lở quanh dự án khai thác cát sỏi sông Lô của Công ty Cổ phần Đạt Hưng. Ảnh: NNVN.

Chuỗi công ty này đã và đang thực hiện loạt dự án ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La… Tại Phú Thọ, Công ty Cổ phần Đạt Hưng được thực hiện các dự án theo hình thức liên danh hoặc độc lập gồm: Dự án Khắc phục sự cố tràn đê tả, hữu sông Bứa thuộc địa bàn huyện Tam Nông và Cẩm Khê; Dự án di dân tái định cư vùng thiên tai đặc biệt khó khăn xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn; Dự án Cứng hóa mặt đê tả Sông Lô (gói thầu số 5) thuộc dự án Cầu sông Lô và cứng hóa mặt đê tả sông Lô, huyện Đoan Hùng; Dự án Cải tạo, nâng cấp, gia cố đê ngòi Me, ngòi Cỏ huyện Cẩm Khê (giai đoạn I); Dự án khai thác mỏ cát, sỏi lòng sông Lô (huyện Phù Ninh), Dự án thi công xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đê Đông Nam Việt Trì…

Tại tỉnh Vĩnh Phúc doanh nghiệp này tham gia vào gói thầu Xây lắp + thiết bị thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp và nối dài sông Cà Lồ Cụt đến trạm bơm tiêu Nguyệt Đức với mức kinh phí đầu tư hơn 58,635 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng tại một số xã thuộc thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.

Loạt bê bối từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La…

Báo Nông nghiệp Việt Nam  từng có nhiều bài viết phản ánh, quá trình thực hiện các dự án Công ty Cổ phần Đạt Hưng đã để xảy ra hàng loạt sai phạm và bị cơ quan chức năng phanh phui. Điển hình như việc cơ quan thanh tra phát hiện chủ đầu tư và liên danh Công ty Cổ phần Đạt Hưng và Công ty Cổ phần Xây dựng Quang Minh đã được tính sai khối lượng khai thác và vận chuyển đất và các vật liệu khác để thực hiện dự án đồng thời được tăng mức tạm ứng sai quy định lên tới hơn 24,960 tỷ đồng tại dự án Ngòi Me, Ngòi Cỏ.

Thanh tra Chính phủ có kết luận về việc Công ty Cổ phần Đạt Hưng khi thi công hạng mục cứng hóa mặt đê tả Sông Lô (gói thầu số 5)  thuộc dự án Cầu sông Lô và cứng hóa mặt đê tả sông lô, huyện Đoan Hùng do Sở NN-PTNT Phú Thọ làm chủ đầu tư sai phạm số tiền 116,80 triệu đồng.

Dự án Cải tạo, nâng cấp và nối dài sông Cà Lồ Cụt đến trạm bơm tiêu Nguyệt Đức ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: NNVN.

Dự án Cải tạo, nâng cấp và nối dài sông Cà Lồ Cụt đến trạm bơm tiêu Nguyệt Đức ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: NNVN.

Tại dự án Cải tạo, nâng cấp và nối dài sông Cà Lồ Cụt đến trạm bơm tiêu Nguyệt Đức ở tỉnh Vĩnh Phúc. Người dân, chính quyền xã Nguyệt Đức đã nhiều lần có ý kiến phản ánh về việc nhà thầu thi công gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt, môi trường của người dân và các nguy cơ gây tai nạn. Cụ thể, theo thống kê của UBND xã Nguyệt Đức, trong quá trình thi công dự án đã làm ảnh hưởng nứt, lún nhà ở và công trình phụ của 24 hộ dân thôn Phố Lồ, việc đặt biển báo, ô nhiễm môi trường do bụi đất vật liệu xây dựng không được quan tâm khắc phục, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.

“Thực tế đã xảy ra trường hợp tai nạn chết người tại vị trí đặt biển báo ở Cống Lồ”, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyệt Đức Nguyễn Hữu Hởi xác nhận.

Tại tỉnh Sơn La, cơ quan chức năng tỉnh này cũng đã phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động tập kết vật liệu và đổ thải tại mỏ đá thạch anh ở xã Phiêng Ban (huyện Bắc Yên) của Công ty Cổ phần Trung Hưng liên quan đến Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường…

Cần làm rõ loạt tố cáo Công ty Cổ phần Đạt Hưng và 'chuỗi công ty gia đình' liên quan ông Nguyễn Duy Hùng. Ảnh: NNVN.

Cần làm rõ loạt tố cáo Công ty Cổ phần Đạt Hưng và "chuỗi công ty gia đình" liên quan ông Nguyễn Duy Hùng. Ảnh: NNVN.

Đặc biệt, từ năm 2019, chuỗi công ty liên quan đến ông Nguyễn Duy Hùng đã trúng đấu giá các khu đất vàng để thực hiện 3 dự án nhà ở, khu đô thị ở trung tâm thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể đó là các dự án: Dự án Khu nhà ở đô thị tại khu đất thu hồi của đoàn kịch nói (cũ) ở phường Gia Cẩm do Công ty Cổ phần Đạt Hưng thực hiện. Dự án Khu nhà ở đô thị tại khu đất thu hồi của đoàn nghệ thuật chèo (cũ) ở phường Dữu Lâu do Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Dũng thực hiện. Dự án khu nhà ở đô thị phía Bắc phường Tân Dân do Công ty Cổ phần Hoàng Hưng Phú Thọ thực hiện.

Ngày 12/2/2020, ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu nhà ở đô thị phía Bắc phường Tân Dân, thành phố Việt Trì. Trên diện tích hơn 3,6 nghìn m2 đất thu hồi của Đài phát thanh và truyền hình Phú Thọ (cũ), mục tiêu của tỉnh Phú Thọ là xây dựng Khu nhà ở đô thị gồm các căn nhà ở liền kề có kiến trúc hiện đại. Văn bản do ông Hồ Đại Dũng ký cũng yêu cầu chủ đầu tư phải xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo nội dung và tiến độ dự án đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, đến ngày 29/12/2022, ông Phan Trọng Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký quyết định cho phép chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân (hộ gia đình, cá nhân) tự xây dựng nhà ở đối với các lô đất ở không thuộc mặt tiền các tuyến đường đối với 22 lô đất ở liền kề có tổng diện tích hơn 1,8 nghìn m2.

Tương tự tại dự án khai thác mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc xã Tiên Du, huyện Phù Ninh do Công ty Cổ phần Đạt Hưng thực hiện. “Chúng tôi đã nhiều lần có đơn gửi cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ để làm rõ nội dung tố cáo chủ đầu tư chưa thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ và các vấn đề tiêu cực tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thực sự thỏa đáng”, nội dung đơn thể hiện.

Xem thêm
Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm