| Hotline: 0983.970.780

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Thứ Năm 14/11/2024 , 17:12 (GMT+7)

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Suốt nhiều năm qua, hai ngôi trường cấp 1, 2 tại xã Quảng Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang, xuống cấp gây lãng phí lớn tài sản công. Theo quan sát, toàn bộ dãy phòng học 2 tầng, nhà hiệu bộ, nhà vệ sinh Trường Trung học sơ sở Quảng Giao được bao phủ bởi cỏ dại, rác thải, bốc mùi hôi thối. Nhiều cánh cửa của các phòng học đã bung bản lề, hư hỏng nghiêm trọng, không còn khả năng sử dụng. Phía bên trong, nhiều phòng học trở thành nơi tập kết rác (vải vụn), rơm rạ...

Tương tự, tình trạng trên cũng diễn ra tại Trường Tiểu học Quảng Giao. Cơ sở vật chất của ngôi trường này còn khá tốt nhưng luôn trong tình rạng "cửa đóng then cài", gây lãng phí lớn.

Trường Trung học cơ sở Quảng Giao bỏ hoang nhiều năm nay. Ảnh: TQ.

Trường Trung học cơ sở Quảng Giao bỏ hoang nhiều năm nay. Ảnh: TQ.

Ông Phạm Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Giao cho biết, nguyên nhân của việc bỏ hoang cơ sở vật chất nêu trên là do sáp nhập Trường Trung học cơ sở và Trường Tiểu học Quảng Giao thành trường liên cấp và tận dụng cơ sở vật chất Trường Trung học phổ thông Nguyễn Xuân Nguyên (đã giải thể trước đó) để thực hiện hoạt động dạy học.

"Hiện nay, vị trí đất tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quảng Giao cũ đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở trạm y tế, công an, quân sự", ông Bình cho hay.

Phòng học trở thành nơi chứa rác thải (vải vụn). Ảnh: TQ.

Phòng học trở thành nơi chứa rác thải (vải vụn). Ảnh: TQ.

Theo báo cáo của UBND huyện Quảng Xương, trên địa bàn huyện này hiện có 23 cơ sở nhà đất dôi dư. Tất cả công trình đều đang trong tình trạng không sử dụng và đang dần xuống cấp. Hiện tổng diện tích đất của 23 cơ sở đang bỏ hoang là hơn 77.800 m², trong đó có 13.150 m² sàn xây dựng các công trình.

Tính chung toàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiến hành sáp nhập 143 đơn vị hành chính cấp xã; sau sắp xếp, làm giảm 303 đơn vị sự nghiệp công lập khác. Sau sáp nhập, sắp xếp, có 537 công sở, nhà đất công dôi dư, trong đó chủ yếu là trụ sở UBND cấp xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn…

Đến nay, 455 cơ sở nhà đất đã được phê duyệt phương án xử lý; 82 cơ sở nhà đất dôi dư chưa có phương án sắp xếp. Dù đa phần công sở, nhà đất dôi dư đã có phương án sắp xếp, nhưng thực tế hầu hết các công trình hiện nay vẫn trong tình trạng bỏ không, gây lãng phí.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.