| Hotline: 0983.970.780

Thị trường lao động Việt Nam cần tuân thủ 'luật chơi' chung

Thứ Bảy 20/08/2022 , 10:28 (GMT+7)

Thị trường lao động quốc tế đã và đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo về tình hình thị trường lao động tại Hội nghị 'Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập'. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo về tình hình thị trường lao động tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Cần tuân thủ các 'luật chơi' chung

Báo cáo về tình hình thị trường lao động tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, cùng với thị trường hàng hoá-dịch vụ, tài chính, tiền tệ, khoa học-công nghệ và thị trường bất động sản, thị trường lao động được xác định là một thị trường trọng yếu của nền kinh tế và chắc chắn cần được đổi mới và đẩy mạnh phát triển trong giai đoạn hiện nay.

"Là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam phải tuân thủ các 'luật chơi' chung, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động. Thế giới việc làm và thị trường lao động quốc tế đã và đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đặt ra những vấn đề mới; nhiều việc làm, kỹ năng cũ sẽ mất đi hoặc giảm mạnh, xuất hiện nhiều việc làm mới, kỹ năng mới; trí tuệ nhân tạo, robot, máy móc sẽ đóng vai trò ngày một lớn trong sản xuất và thay thế nhiều vị trí việc làm hiện nay. Là nước có tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ thấp (26,2%), đây là một thách thức không nhỏ của nước ta hiện nay", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phân tích.

Theo đó, Việt Nam hiện là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong số ít nước ASEAN vẫn duy trì được tăng trưởng dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bày tỏ lo ngại trước việc thiếu cục bộ lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các ngành công nghiệp.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam phải tuân thủ các 'luật chơi' chung, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam phải tuân thủ các 'luật chơi' chung, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Các doanh nghiệp FDI luôn luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao để ứng dụng công nghệ mới và năng suất lao động cao. Nguồn lực chất lượng cao nếu không được chú trọng cải thiện trong thời gian tới, Việt Nam sẽ mất dần sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài.

Thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập đòi hỏi phải xây dựng, tạo lập được nguồn cung lao động hiện đại với chất lượng nhân lực cao; nguồn cầu lao động hiện đại với chất lượng việc làm tốt hơn, bền vững hơn; phương thức quản trị thị trường lao động hiện đại phù hợp với một thị trường lao động hiện đại và hành lang pháp lý thuận lợi, tạo môi trường cho việc dịch chuyển lao động dễ dàng, linh hoạt, nhất là chuyển dịch từ việc làm dễ bị tổn thương sang việc làm bền vững và được bảo vệ, từ việc làm có chất lượng thấp, thu nhập thấp sang việc làm có chất lượng cao. Mục tiêu đó là rất cấp thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập

Đưa ra những giải pháp lâu dài nhằm phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động.

Cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động.

Cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động.

Đồng thời, cần thúc đẩy tạo việc làm bền vững, sử dụng lao động hiệu quả thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, đặc biệt quan tâm đến các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế.

Nghiên cứu, rà soát, đánh giá năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo, các kiến nghị và đóng góp ý kiến của yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI để kịp thời triển khai các giải pháp đào tạo, nâng cao năng lực kỹ năng nghề cho công nhân lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh đào tạo nghề nghiệp cho người lao động cả trước, trong, sau quá trình tham gia thị trường lao động; cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ của lao động trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI, nhất là các ngành nghề khoa học - kỹ thuật - công nghệ và đào tạo các chuyên ngành mới trong chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, IoT, chuỗi khối,… Tổ chức thực hiện các giải pháp phù hợp để phân luồng học sinh, sinh viên, hướng tới phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và cơ cấu phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.

Đầu tư công tác dự báo cung-cầu, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm.

Cần nghiên cứu, rà soát, đánh giá năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo, các kiến nghị và đóng góp ý kiến của yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI.

Cần nghiên cứu, rà soát, đánh giá năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo, các kiến nghị và đóng góp ý kiến của yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI.

Hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm thông qua cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho người lao động khi tham gia thị trường lao động.

Phổ biến các hệ thống chứng nhận nghề, kỹ năng theo tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ người lao động được tham gia các thị trường lao động trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động đặc thù, nhất là cho phát triển thị trường lao động nông thôn, phát triển lao động làm công ăn lương trong khu vực kinh tế tư nhân và phát triển thị trường lao động trình độ cao.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

Yến sào Khánh Hòa ký kết hợp tác với 2 đối tác Trung Quốc

Công ty Yến sào Khánh Hòa đã ký kết hợp đồng hợp tác với Trung tâm Chuỗi lạnh quốc tế Mai Sơn và Tập đoàn Đồng Nhân Đường (Trung Quốc).

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.