| Hotline: 0983.970.780

Khôi phục thị trường lao động sau đại dịch Covid-19

Thứ Bảy 20/08/2022 , 09:17 (GMT+7)

Ngày 20/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị 'Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập' ngày 20/8. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” ngày 20/8. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thị trường lao động còn manh mún, chưa chuyên nghiệp

Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, lao động là một yếu tố đầu vào cơ bản của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và của cả nền kinh tế. Trong những năm qua, thị trường lao động ở Việt Nam đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, thiếu tính linh hoạt, chưa thật bền vững; công tác nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung cầu và cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động chưa thực sự hiệu quả và chuyên nghiệp. Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường lao động trong nước và thị trường xuất khẩu lao động.

Trước tình hình đó, cùng với những giải pháp phòng, chống dịch bệnh, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách liên quan tới thị trường lao động. Nhờ đó, sau khi chuyển sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", thị trường lao động đã từng bước được phục hồi và phát triển, góp phần quan trọng vào sự khởi sắc của nền kinh tế - xã hội nước ta. Quy mô lực lượng lao động, tỉ lệ tham gia lao động và số người có việc làm tiếp tục tăng. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm dần.

Thị trường lao động Việt Nam vẫn còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, thiếu tính linh hoạt, chưa thật bền vững.

Thị trường lao động Việt Nam vẫn còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, thiếu tính linh hoạt, chưa thật bền vững.

Theo đó, Thủ tướng cho rằng, cới nền kinh tế quy mô còn khiêm tốn nhưng có độ mở lớn, sức chống chịu có hạn, Việt Nam chịu tác động lớn bởi nhiều yếu tố, chỉ cần một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể tác động lớn đến trong nước. Do đó, chúng ta luôn ở tư thế tích cực, chủ động, linh hoạt ứng phó với các diễn biến mới một cách hiệu quả.

Phục hồi nhanh sau đại dịch

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), thị trường lao động Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 vẫn còn bị tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng mức độ đã giảm đi rất nhiều. Quý I năm 2022 có 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị tác động, đến Quý II chỉ còn 8 triệu người chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Tỷ lệ lao động bị mất việc làm trong tổng số lao động bị tác động cũng đã giảm mạnh so với những quý trước, số lao động bị mất việc làm Quý II năm 2021 còn 0,4 triệu người chỉ chiếm 5,3% , 0,5 triệu người không tìm được việc làm, 2,2 triệu người tạm nghỉ, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, 2,4 triệu người bị cắt giảm giờ làm, 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.

Thị trường lao động Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 vẫn còn bị tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng mức độ đã giảm đi rất nhiều.

Thị trường lao động Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 vẫn còn bị tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng mức độ đã giảm đi rất nhiều.

Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam đang phục hồi tương đối nhanh với mức tăng khá cả trong lực lượng lao động và việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, chất lượng việc làm được cải thiện, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm được cải thiện.

Lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2022 là 51,4 triệu người, tăng 400.000 người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động gia tăng mạnh ở khu vực thành thị, trong khi giảm ở khu vực nông thôn; lực lượng lao động nam và lực lượng lao động nữ cũng đều tăng.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,3%, tăng 0,6% với quý IV năm 2021 cho thấy khi dịch bệnh được kiểm soát, người lao động đã dần trở lại tham gia thị trường lao động. Tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ 6 tháng đầu năm 2022 là 26,2% (tăng 0,1%). Trong thời gian qua, những biện pháp, chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng cảu Đại dịch Covid-19 của Chính phủ đã góp phần đảm bảo khôi phục nhanh nguồn cung ứng lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Số lao động có việc làm 6 tháng đầu năm 2022 là 50,288 triệu người, tăng 417.000 người so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tín hiệu phục hồi nhanh của thị trường lao động sau đại dịch Covid-19 (mặc dù số lượng lao động có việc làm chưa đạt được như trước đại dịch). Số lao động có việc làm tăng nhiều nhất là ở khu vực thành thị, tăng 762.000 người.

Số lao động trong doanh nghiệp là 13,3 triệu người, lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 16,8 triệu người. Trong thời gian qua, các chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới đã phát huy tác dụng, góp phần quan trọng trong duy trì việc làm trong giai đoạn khó khăn, và tạo việc làm mới cho người lao động.

Số lao động trong doanh nghiệp là 13,3 triệu người, lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 16,8 triệu người.

Số lao động trong doanh nghiệp là 13,3 triệu người, lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 16,8 triệu người.

Lao động có việc làm 6 tháng đầu năm 2022 trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,9 triệu người (chiếm 27,7%), giảm 27.100 người so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,8 triệu người (chiếm 33,4%), tăng 435.700 người so với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch vụ là 19,6 triệu người (chiếm 38,9%), tăng 8.500 người so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân của lao động 6 tháng đầu năm 2022 là 6,5 triệu đồng, tăng 326.000 đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,43 lần khu vực nông thôn (8 triệu so với 5,6 triệu đồng).

Lao động đang dịch chuyển khỏi ngành nông nghiệp

Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường lao động Việt Nam còn tồn tại những hạn chế như chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động mặc dù được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động và so với các nước trên thế giới, tiếp tục là điểm nghẽn cho phát triển việc làm chất lượng và năng suất.

Năm 2021, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ đạt 26,1%; có sự chênh lệch tương đối lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn (41,06% so với 17,46%), giữa lao động nam và lao động nữ  (28,52% so với 23,35%).

Lao động dịch chuyển khỏi ngành nông nghiệp, đa số chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, làm các công việc giản đơn hay các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng thấp.

Lao động dịch chuyển khỏi ngành nông nghiệp, đa số chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, làm các công việc giản đơn hay các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng thấp.

Chất lượng lao lao động Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng, tỷ lệ lao động động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (36,96%), tiếp đến là vùng vùng Đông Nam Bộ (28,34%), vùng Trung du và miền núi phía Bắc (25,99%), vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (25,75%); thấp nhất là 2 vùng Tây Nguyên (16,51%) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (14,61). 

Lao động dịch chuyển khỏi ngành nông nghiệp, đa số chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, làm các công việc giản đơn, giá trị gia tăng thấp hay các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng thấp.

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động có sự khác nhau giữa các ngành, trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo bằng cấp, chứng chỉ (khoảng 95%), lao động từ đại học trở lên chưa đến 1%. Ngành thương mại – dịch vụ có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn 2 ngành còn lại (45,4%), trong đó có 9,2% trình độ sơ cấp, 5,51% trình độ trung cấp và 24,4% lao động có trình độ từ đại học trở lên.

Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ.

Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ.

Ngoài ra, giữa hai khu vực thành thị và nông thôn, cơ cấu lao động cũng có sự chênh lệch lớn, khi hơn 60% lực lượng lao động vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn. Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao.

Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ, riêng trong quý I năm 2022 có xảy ra sự thiếu hụt lao động cục bộ khoảng 120.000 lao động (gần 10% so với nhu cầu tuyển dụng), cao hơn những năm trước khoảng 2-3%, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục...

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.