| Hotline: 0983.970.780

Thiên tai về, tài sản ra đi

Thứ Sáu 26/04/2024 , 08:35 (GMT+7)

Hà Giang Mới đầu mùa mưa, nhưng người dân ở vùng cao Hà Giang đã phải hứng chịu 2 đợt thiệt hại do thiên tai gây ra, đau lòng nhất là đã có người tử vong.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hà Giang đã phải hứng chịu 2 đợt thiên tai gây ra hậu quả nặng nề. Ảnh: Đào Thanh.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hà Giang đã phải hứng chịu 2 đợt thiên tai gây ra hậu quả nặng nề. Ảnh: Đào Thanh.

Chị Hầu Thị Mo, ở thôn Phúng Tủng, xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang không thể nào quên đêm mưa gió định mệnh hôm 21/4. Khi ấy khoảng 3 giờ sáng mưa lớn ồ ạt kéo về cùng gió lốc. 3 mẹ con chị Mo đang nằm trên giường bỗng căn nhà bị đổ sập, chị Mo chỉ kịp bế bé trai ra khỏi nhà tránh nạn. Còn bé gái Giàng Thị M, 5 tuổi (con chị) đã ra đi mãi mãi.

Ông Lầu Mý Sắt, Bí thư Đảng ủy xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn cho biết, trận mưa đêm 20, sáng 21/4 trên địa bàn xã bị thiệt hại nặng nề. Ngoài cháu bé Giàng Thị M tử vong, chị Hầu Thị Mo bị thương nặng thì mưa lớn đã khiến một số ngôi nhà trong thôn bị tốc mái, hàng chục ha ngô bị ảnh hưởng, đổ gẫy.

Ngay sau khi nhận được thông tin gia đình chị Mo có người tử vong, chính quyền xã, huyện đã cử người đến thăm hỏi động viên, giúp đỡ gia đình nạn nhân làm thủ tục mai táng; khắc phục hậu quả về nhà ở và hoa màu giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 đợt thiên tai. Hậu quả khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương. Thiên tai cũng khiến cho 525 ngôi nhà của các hộ dân bị tốc mái, hư hỏng; nhiều diện tích hoa màu, công trình công cộng bị hư hỏng… thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Ông Lê Anh Dũng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang cho biết, khi có thiên tai xảy ra gây thiệt hại, ngành chức năng cùng chính quyền địa phương đã trực tiếp đến kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục; thăm hỏi, động viên gia đình có người bị chết và bị thương; huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân khắc phục nhà cửa, cây trồng, vật nuôi... ổn định cuộc sống và sản xuất; xác định mức độ thiệt hại, báo cáo và đề xuất cơ chế hỗ trợ theo quy định.

Lãnh đạo huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thăm hỏi, động viên gia đình có người bị gặp nạn do thiên tai gây ra. Ảnh: Đào Thanh.

Lãnh đạo huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thăm hỏi, động viên gia đình có người bị gặp nạn do thiên tai gây ra. Ảnh: Đào Thanh.

Dù đã có nhiều phương án chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, tuy nhiên là tỉnh miền núi, có nhiều sông suối nhỏ, địa hình đồi núi dốc, đời sống còn nhiều khó khăn nên công tác di dân khỏi vòng nguy hiểm còn gặp nhiều khó khăn.

Giảm thiểu thấp nhất rủi ro do thiên tai gây ra cho người dân, nhất là người dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở cao, giai đoạn 2021-2026 tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch di chuyển 602 hộ dân với 2.612 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm; cùng với vận động người thân, họ hàng hỗ trợ ngày công thì mỗi hộ thuộc đối tượng di dân sẽ được hỗ trợ 44 triệu đồng.

Triển khai Nghị quyết số 1719 tháng 10/2021 của Chính phủ và Nghị định 38, tháng 6/2023 của Chính phủ, các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh Hà Giang tích cực thực hiện cải tạo mặt bằng làm nơi ở mới tập trung, an toàn cho các hộ dân đảm bảo hoàn thành kế hoạch di dân khỏi vùng nguy hiểm, để người dân đến nơi ở mới an toàn và sớm ổn định cuộc sống.

Theo dự báo của Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, từ nay đến hết mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có thể có những đợt mưa dông kèm lốc sét kéo dài. Do đó chính quyền các địa phương và người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống khi có gió lớn kèm dông sét. Với những gia đình có nguy cơ sạt lở, mất an toàn, khi có mưa lớn cần di chuyển đến những nơi ở đảm bảo an toàn về tính mạng. Với những địa phương đã có người và gia súc chết do sét đánh cần nâng cao tinh thần cảnh giác, hạn chế tối đa tình trạng người và gia súc ở những khu vực dễ bị sét đánh, đảm bảo tính mạng và tài sản.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm