| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 02/12/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 02/12/2018

Thói trả thù man rợ

Bà Trịnh Mỹ Út 50 tuổi, sống ở Úc đã 20 năm. Có nghĩa là bà đi khỏi Việt Nam khi mới 30 tuổi. Cũng có nghĩa là bà phơi phới, hội nhập dễ dàng và đã được làm đốc công cho một trang trại lớn của ngài Kevin Tran.

Thế giới chấn động khi biết bà bị bắt vì phạm tội găm kim may vào dâu tây để mong “gã chủ của mình sập tiệm”. Chấn động hơn việc lia súng vào đám đông. Bởi nã súng là có súng, trong một cơn điên tức thời, sau đó hung thủ thường tự sát. Ở đây, người đàn bà Việt luống tuổi này âm thầm làm trong vòng mấy ngày (từ 2 đến 6 tháng 9), không có đồng phạm. Hậu quả bà ta đã phá hoại trọn 3 nhãn hàng dâu tây của cả bang Queensland, ảnh hưởng 68 nhãn hàng dâu tây khác trên toàn quốc, dẫn đến bùng nổ khủng hoảng nông sản Úc.

trinhutmy2095945336
"Quái nữ" Trịnh Mỹ Út

Phiên tòa đã được mở. Cảnh sát điều tra, luật sư và báo giới vẫn không hiểu nổi sao con người có thể nhắm mắt làm một việc ghê gớm như thế. Chỉ là chuyện tư thù, có thể từng bị trả lương thấp, từng bị mắng mỏ, từng bị coi thường, thậm chí có thể từng bị quấy rối… Nhưng đó là chuyện cá nhân, sao không nghỉ việc, sao không chuyển chỗ, sao không tố giác? Hai mươi năm sống trong đất nước luật pháp chặt chẽ mà bà ta vẫn hoang dại, thật không còn từ nào để dùng cho con người ấy nữa ngoài cảm giác phẫn nộ, khó hiểu.

Không thể rời mắt khỏi người đàn bà đó khi xem tin hay xem những đoạn video của phiên tòa. Nghĩ đây là một phụ nữ gốc Việt, bỗng nghe nỗi xấu hổ lạnh toát trong tim trong máu, trong từng tế bào. Sao lại là một người Việt cơ chứ?

Điều tệ hại nhất chưa dừng lại ở thiệt hại của ông chủ Kevin Tran. Nước Úc vừa phát hiện kim may có trong lê, xoài, chuối không xuất xứ từ bang Queensland. Chuyện gì đang xảy ra, nước Úc kinh hoàng và cả thế giới thì kinh ngạc. Thì ra, hành vi dẫn đến tội ác nó có sự đầu têu mà nhà phân tâm học Freud nếu có sống lại chắc ông ấy cũng phải ngạc nhiên. Người ta đã phát hiện ra một cách trả thù mới, không cần xăng, không cần acid, không cần súng mà vẫn khiến dư luận sôi lên. Họ không sợ tù, họ muốn hả dạ và muốn được nổi tiếng chăng?

Chừng vài năm trở lại đây, ta thấy ở Việt Nam mình có mấy phương tiện phổ biến để người ta trả thù nhau. Dùng sơn và tạt mắm tôm, xưa rồi, xăng, acid và dao mới “ngoạn mục”. Vì sao? Vì sao người ta luôn thủ dao trong người và hay giải quyết mâu thuẫn bằng dao? Hầu như ngày nào, giở báo ra cũng có một vài cái chết vì trả hận bằng dao. Hận thù ở đâu chả có, thời nào chẳng đầy, biết bao năm dài hậu chiến oán hận nhau ngất trời nhưng không ai rút dao ra cả. Sao vậy?

Có một giả thuyết xã hội học trong phạm vi hẹp mà nhiều học giả, nhiều trí thức đã nói với nhau. Rằng người mình có căn tính nô lệ. Xin đừng giật mình. Này nhé, triết học không từ chúng ta, vay mượn từ Nho giáo, rồi thiên sang Tây thời thuộc Pháp và giờ thì… chưa có gì của riêng ta cả. Này nhé, ưa ngồi xổm, đó là tư thế quen thuộc của kẻ làm công, của con ở trong mắt thế giới đấy. Này nhé, ưa hoa hòe hoa sói, chứng tỏ lối sống khi đã có chút tiền thì khoe lòe. Này nhé, hay sĩ, hay nổ, hay chè chén, hay nói xấu sau lưng, hay âm mưu, hay quỷ kế…

Xã hội đã bị phá vỡ vì chiến tranh dài và hậu chiến. Chúng ta là ai giữa thế giới này? Không có căn gốc triết lý hay, vững và khoa học từ giáo dục nên dễ sinh ra những thế hệ uất hận, hung hãn? Đồ rằng bà Trịnh Mỹ Út nhập cư vào Úc khoảng năm 1998, tuổi tam thập nhi lập. Nửa đời người nhưng có phải bà ta là sản phẩm lỗi khi ra đi? Và rồi môi trường nông trại bí bách, cùng với căn tính con sen cố hữu? Không biết nữa, chỉ biết bà ta đã sát thương biết bao đồng bào tử tế có tên là người Việt ở cả trong và ngoài nước. Quá đau.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm