| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 22/07/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 22/07/2018

Thời 'tranh công, chối tội, đổ lỗi, thanh minh'!

Thói “tranh công, chối tội, đổ lỗi, thanh minh” thì thời nào cũng có. Song gần đây, nó xuất hiện với tần xuất ngày một nhiều và đối tượng bị đổ lỗi cũng ngày một phong phú, đa dạng...

Chuyện tranh công thì có từ cổ tích với gã Lý Thông. Nhớ lại thời đầu Đổi mới, khi nước ta xuất khấu được 1 triệu tấn gạo, có tới 6-7 cơ quan viết trong phần thành tích của bản báo cáo đều có câu “góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu 1 triệu tấn gạo…”.

Chuyện chối tội thì cứ đến các phiên xử thất thoát, tham nhũng là rõ nhất. Thua lỗ, thất thoát, thậm chí tham nhũng dẫu ngàn tỉ, trăm tỉ nhưng đều bai bải rằng không có tội. Có người còn cho rằng họ… có công!

Chuyện đổ lỗi cũng không hiếm mà ngoài đổ lỗi cho trên, cho “cậu đánh máy”, cho đồng nghiệp thì có một thứ hay được nhận “niềm vinh quang có lỗi”, đó là cơ chế. Chả biết cái gã “Cơ Văn Chế” sinh ngày tháng năm nào, tử vi ra sao mà như cái hố rác, suốt ngày bị đổ lỗi vào thân.

Cũng tại gã “Cơ Văn Chế” mồm ăn thì có, mồm cãi thì không. Ai đổ gì cho cũng im thin thít, chả cãi lại một câu. Thế là người này đổ được, người kia cũng đổ được. Mà nguy thay, việc đổ lỗi cho cơ chế này lại được không ít người tin nên nó càng “nở rộ”.

Sau ba bước “tranh công, chối tội, đổ lỗi” thì bước cuối cùng, đó là thanh minh, thanh nga và trường hợp xấu nhất là do “nhận thức còn hạn chế”, “chưa lường hết sự việc”…

Thật ra, còn có một nơi cũng rất hay “được” đổ lỗi, đó là… trời. Ông trời này có đầy đủ mắt tại, mồm miệng… nhưng chẳng hiểu sao cũng chả bao giờ thấy cãi lại? Gần đây, người ta không đổ lỗi cho “trời” chung chung nữa mà cụ thể hơn, là “trời con” có tên là “biến đổi khí hậu”.

Thôi thì mọi chuyện từ dự báo thời tiết không chính xác, lở đất, lở núi… đều đổ hết cho cái “ông trời con” này mà mới đây nhất, ông GĐ Sở Tài nguyên - Môi trưởng TP HCM Nguyễn Toàn Thắng còn đổ cho cái tội làm… hôi không khí.

Tại một buổi họp đầu tháng 7 của UBND TPHCM, ông Thắng nói: "Do biến đổi khí hậu, sự tác động của các mùa dẫn tới mùi hôi ở các khu xử lý rác, đặc biệt ở ở bãi rác Đa Phước".

Chỉ với một câu nói này, đủ nâng ông Thắng lên tầm “đấng bậc” trong làng “đổ lỗi, tranh công”.

Mà biết đâu, câu nói của ông Thắng cũng là do “biến đổi khí hậu” khiến trời nóng quá chẳng hạn…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm