| Hotline: 0983.970.780

Thử nghiệm công nghệ quản lý và kiểm soát dịch bệnh trên đàn heo

Thứ Sáu 18/10/2019 , 10:12 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Bình Định phối hợp với Cục Thống kê tỉnh triển khai thử nghiệm áp dụng công nghệ blockchain để quản lý đàn và kiểm soát dịch bệnh đối với đàn heo. 

Công nghệ này giúp truy xuất nguồn gốc, giám sát dịch bệnh, sản lượng tiêu thụ và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, Sở giao cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Cty TNHH Chế tạo máy & dịch vụ công nghệ cao Te - Food tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý đàn vật nuôi và thông tin chống dịch khẩn cấp cho cán bộ quản lý và các hộ, trang trại chăn nuôi tại TX An Nhơn và huyện Hoài Ân.

Một trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn ở huyện Hoài Ân.

Người chăn nuôi sẽ được cung cấp miễn phí phần mềm trên điện thoại thông minh kết nối internet, sau khi hoàn tất khai báo thông tin, hệ thống sẽ cung cấp mã quản lý, sử dụng.

Cũng theo ông Hùng, Te - Food là phần mềm quản lý từ trang trại đến bàn ăn. Theo đó, phần mềm sẽ quản lý số lượng đàn đối với heo thịt, heo nái, heo con. Về quản lý dịch bệnh, đối với heo bị bệnh, người chăn nuôi sẽ báo cáo, qua đó áp dụng quy trình xử lý từ sát trùng chuồng trại, sử dụng vắc xin.

Te-Food cũng giúp quản lý truy xuất chuỗi cung ứng thịt heo ra đến thị trường; đặc biệt hỗ trợ kết nối các kênh tiêu thụ và xây dựng thương hiệu; giúp cơ quan quản lý nắm được số lượng đàn, cập nhật chính xác số liệu chăn nuôi; hỗ trợ nhận biết và kiểm soát dịch bệnh; kiểm soát từ khâu vận chuyển, thức ăn, giết mổ, tiêu thụ…       

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Chuyển đất lúa kém hiệu quả trồng tràm năm gân

NINH BÌNH Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm năm gân giúp người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gia tăng giá trị sản xuất và thu nhập.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.