| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo chống dịch tại Hải Dương

Thứ Hai 04/03/2019 , 18:42 (GMT+7)

Chiều 4/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã kiểm tra tình hình DTLCP tại xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Theo đó, đàn lợn của gia đình ông Vũ Văn Trinh, thôn Nghĩa Dũng (xã Đại Đồng) được xác định dương tính với virus DTLCP. Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã cử lực lượng xuống hiện trường và tiêu hủy toàn bộ số lợn trong gia trại.

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra dịch bệnh tại huyện Tứ Kỳ (Hải Dương)

Sau khi kiểm tra tình hình dịch bệnh và việc tiêu hủy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị cơ quan chuyên môn của tỉnh Hải Dương cần tham mưu, hướng dẫn cho chính quyền và các hộ có lợn bị dịch xử lý nguồn nước thải, chất thải. Hiện nay, nước thải của khu vực nuôi nhốt lợn bị bệnh xả trực tiếp xuống ao nuôi cá, trong khi đó, virus DTLCP có thể tồn tại rất lâu trong môi trường. Do vậy, cần phải xử lý hóa chất ao nuôi cá để tiêu diệt mầm bệnh mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của cá. Đồng thời, hướng dẫn hộ dân có lợn bị thiệt hại khử trùng toàn bộ đồ dùng sinh hoạt và hạn chế ra khỏi vùng dịch.

Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương cũng cần thường xuyên kiểm tra hố tiêu hủy, ngăn chặn mầm bệnh lây lan ra môi trường. Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh, DTLCP đặc biệt nguy hiểm vì vậy vừa phải khẩn trương chống dịch vừa phải ổn định tình hình chăn nuôi. Các cơ quan truyền thông cần tăng cường tuyên truyền để người tiêu dùng không quay lưng với các sản phẩm từ thịt lợn, gây thiệt hại hơn nữa cho người chăn nuôi.

Trước đó, ngày 1/3, cũng tại địa phương này, DTLCP đã xảy ra tại xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn, 90 con lợn của một gia đình đã phải tiêu hủy.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sóc Trăng cần hỗ trợ trong quản lý khai thác cát biển

ĐBSCL Tỉnh Sóc Trăng có trữ lượng cát biển lớn, lãnh đạo tỉnh lo ngại việc quản lý khai thác cát biển ngoài khơi vượt khả năng của địa phương, kiến nghị Trung ương hỗ trợ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm