| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng: 'Đất nước phát triển mà bần cùng hóa nông dân là không được'

Thứ Bảy 12/12/2020 , 20:12 (GMT+7)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: ‘Xây dựng xã hội mà người dân không còn đói nghèo mới là lãnh đạo đúng. Đây là vấn đề rất quan trọng’.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về câu chuyện phát triển 'Tam nông' vào chiều 12/12 tại Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về câu chuyện phát triển "Tam nông" vào chiều 12/12 tại Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Tại Hội nghị Tổng kết Chương trình đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài chia sẻ tâm huyết về câu chuyện phát triển “Tam nông”.

Chính phủ cấp 660 tỷ đồng cho quỹ hỗ trợ nông dân

Thủ tướng cho rằng, nông dân Việt Nam có vị thế rất lớn với cuộc cách mạng trước đây và cũng là nền tảng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. “Nạn đói nếu xảy ra còn tai hại hơn cả dịch Covid-19, không được chủ quan vấn đề này”.

Nước ta là một nước nông nghiệp đi lên từ nông thôn, nông dân, nên việc quan tâm hỗ trợ nông dân không chỉ là đền ơn đáp nghĩa, mà còn thể tính nhân văn xã hội và phát triển kinh tế, chống mặt trái của kinh tế thị trường – những rào cản mà người nông dân khó vượt qua.

Tại hội nghị đối thoại với nông dân tại Cần Thơ, chính Thủ tướng đã nói rằng: “Một lớp nông dân mới cần phải hình thành trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trong 10 năm qua, dù còn nhiều khó khăn về ngân sách, nhưng Chính phủ đã cấp trên 660 tỷ đồng bổ sung quỹ hỗ trợ nông dân và 63 tỉnh, thành phố cũng dành 2.000 tỷ nữa để nâng quỹ hỗ trợ nông dân lên 3,6 nghìn tỷ đồng.

Những năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Minh Phúc.

Những năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Minh Phúc.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, những năm qua chúng ta đã lo đầu ra nông sản cho người nông dân. “Cả hai nhiệm kỳ của Chính phủ, chúng tôi đã tập trung hết sức mình để đạt kết quả tốt. Cho nên tình trạng được mùa rớt giá đã giảm đáng kể, nông dân yên tâm một bước, nâng cao hiệu quả sản xuất”.

Bên cạnh đó, thông qua việc xây dựng các trung tâm dạy nghề, hàng triệu nông dân đã được đào tạo, chuyển giao công nghệ. Đây là nội dung quan trọng để tái cơ cấu lao động ở nông thôn.

Từ đó hình thành những vùng chuyên canh của nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nhỏ thành sản xuất quy mô lớn, đẩy mạnh chế biến, giảm đói nghèo ở nông thôn. Đây là kinh nghiệm quý!

Chúng ta đã nói, lao động nông thôn còn quá lớn. Khi chúng ta chưa giải quyết được vấn đề động công nghiệp và dịch vụ thì phải tái cơ cấu lao động, tạo ngành nghề mới ở nông thôn thông qua đào tạo, dạy nghề.

"Có ông nông dân còn mặc đẹp hơn cả Thủ tướng"

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, cách đây gần 10 năm, tỷ lệ hộ nghèo của nước ta là gần 10%, nhưng đến nay giảm xuống chỉ còn dưới 3%. Đây là những tiến bộ của các tổ chức tín dụng, nhất là Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Nhà nước và trong đó có quỹ hỗ trợ nông dân.

Thủ tướng nhấn mạnh tính hiệu quả của quỹ này, để làm sao các cơ quan của Chính phủ, các cấp phải tiếp tục hỗ trợ quỹ nông dân. “Cách đây vài chục năm, tôi đi nghiên cứu một hội nông dân của một xã ở Đài Loan, họ có quỹ lên tới 20 – 30 triệu đô la. Bởi vậy vai trò của hội rất rõ ràng, chứ không phải là uống nước chè nói suông đâu”, người đứng đầu Chính phủ chia sẻ.

Nhiều nông dân tại nông trường Đồng Giao, tỉnh Ninh Bình giàu lên nhờ trồng dứa. Ảnh: Đinh Tùng.

Nhiều nông dân tại nông trường Đồng Giao, tỉnh Ninh Bình giàu lên nhờ trồng dứa. Ảnh: Đinh Tùng.

Những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có bước tiến bộ rất vượt bậc. Xuất khẩu nông nghiệp năm 2020 trong bối cảnh phức tạp nhưng vẫn đạt trên 41 tỷ đô la, là một trong những nước đứng đầu Asean về xuất khẩu nông sản.

Chúng ta đã ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất. Ví dụ như ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nuôi tôm. Thủ tướng đánh giá, tuy những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này vẫn chưa được phổ biến, nhưng rất đáng quý. Rồi chúng ta đã chuyển sang một nền nông nghiệp an toàn thực phẩm, gần như không còn tình trạng lợn hai chuồng, rau hai luống như cách đây vài năm chúng tôi từng nói.

Nhưng kết quả quan trọng nhất, là trình độ của người nông dân Việt Nam được nâng lên, đời sống của họ được nâng cao.

“Vừa rồi tôi đi đối thoại với nông dân ở Đắk Lắk, tôi khen một ông nông dân mặc đẹp hơn cả Thủ tướng, họ là đại gia thực thụ”, Thủ tướng nhớ lại.

Xây dựng một lớp nông dân mới, nắm chắc kinh tế số

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, việc triển khai Kết luận số 61 và Quyết định 673 vẫn còn tồn tại một số bất cập. Nhất là một số địa phương chưa bổ sung quỹ hỗ trợ nông dân.

“Ở đây có nhiều vị văn võ bá quan, tôi không muốn đọc tên các địa phương, nhưng các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Đề án 61 cần suy nghĩ để tiếp tục có sự chỉ đạo các địa phương dành nguồn lực hỗ trợ nông dân và nông thôn”, ông nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một lần thăm nông trường Đồng Giao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một lần thăm nông trường Đồng Giao.

Chúng ta tiếp tục xây dựng một lớp nông dân mới có khoa học công nghệ, nắm chắc kinh tế số và có tư duy đổi mới về cách làm. Không để tình trạng con trâu đi trước cái cày đi sâu mãi, làm sao để nông dân gieo hạt giống đầu tiên xuống đã phải nghĩ đầu ra.

Làm sao để nông dân chủ động thích ứng trước những biến đổi thất thường của thời tiết và lựa chọn những sản phẩm lợi thế vùng miền để nâng tính cạnh tranh.

Tại Đại hội Thi đua yêu nước vừa rồi, Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua đã xuất khẩu những lô gạo lên tới nghìn đô la mỗi tấn (cao gấp đôi so với các sản phẩm gạo thông thường). Vậy ai có thể làm được điều này? Chính là nông dân làm thông qua lai tạo giống thôi. Chúng ta cần phải phổ biến những câu chuyện này.

Có một giáo sư nói với tôi rằng, việc bảo vệ thương hiệu hay nhân rộng thương hiệu ở Việt Nam chúng ta làm chậm quá, dễ dẫn đến chuyện người khác lợi dụng thương hiệu gạo ngon nhất thế giới này”.

“Tôi khẳng định rằng nông nghiệp và nông dân tiếp tục là trụ đỡ quan trọng cho xã hội, là thành trì bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu Chính phủ “những điều trên không phải là lý thuyết suông”. Bởi, chúng ta biết trong đại dịch Covid-19 vừa rồi, nhiều quốc qua trên thế giới tán loạn hết. Nhưng nhờ chúng ta có nông nghiệp và nông thôn cho nên ổn định bền vững.

“Đất nước phát triển mà bần cùng hóa nông dân là không được”. Tức là khi xây dựng, phát triển xã hội có nhiều thành phần trung lưu, cái đó là đúng rồi, cần thiết rồi. Nhưng xây dựng xã hội mà người dân không còn đói nghèo mới là lãnh đạo đúng. Đây là vấn đề rất quan trọng.

Muốn làm được điều đó, phải để người nông dân tham mưu, đề xuất chính sách để giải quyết vấn đề còn tồn tại.

Hãy tạo điều kiện để người nông dân Việt Nam trong thời đại mới không chỉ là lực lượng mạnh về kinh tế mà còn mạnh về chính trị, văn hóa và xã hội.

lược ghi

  • Tags:
Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Rạng sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan.

Khai mạc Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống huyện Lai Vung

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống nhằm ghi nhận sự đóng góp của các nghệ nhân, thợ giỏi, những bàn tay tài hoa chăm chỉ miệt mài của người dân Lai Vung nghĩa tình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự 'Tết sum vầy' với công nhân tại Hải Phòng

Chiều 16/1, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã dự 'Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng' tại Hải Phòng do Liên đoàn Lao động, UBND, Mặt trận Tổ quốc TP phối hợp tổ chức.