| Hotline: 0983.970.780

Thức ăn nấu bằng lò vi sóng có an toàn?

Thứ Tư 06/01/2021 , 20:41 (GMT+7)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khi được sử dụng đúng cách, không có gì phải lo lắng về bức xạ của lò vi sóng.

Nấu ăn bằng lò vi sóng là một trong những phương pháp nấu ăn hàng đầu có thể giữ nguyên chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa).

Nấu ăn bằng lò vi sóng là một trong những phương pháp nấu ăn hàng đầu có thể giữ nguyên chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, liệu thực phẩm nấu bằng lò vi sóng có mất chất dinh dưỡng hay không? Và liệu việc hâm nóng thực phẩm đựng bằng nhựa có thể dẫn tới phá vỡ hormone?

Hàm lượng chất dinh dưỡng

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Xử lý nhiệt vừa phải có thể là một công cụ hữu ích trong việc cải thiện các đặc tính sức khỏe của một số loại rau”.

Nếu bạn quan tâm đến các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm và mong muốn hấp thu đầy đủ các thành phần ấy thì nấu ăn bằng lò vi sóng là một lựa chọn an toàn.

Nấu ăn bằng lò vi sóng là một trong những phương pháp nấu ăn hàng đầu có thể giữ nguyên chất dinh dưỡng.

Ví dụ bạn có thể hấp thức ăn bằng cách thêm một muỗng nước khi nấu trong lò vi sóng. Nhờ vậy, bạn có thể bảo toàn các vitamin và khoáng chất nhiều hơn so với các phương pháp nấu khác như chiên, xào. 

Nấu bằng lò vi sóng là phương pháp được ưa thích đối với nhiều loại thực phẩm thực vật nhưng vẫn có một số ngoại lệ không nên nấu trong lò vi sóng như nấm, cần tây, trái cây… 

Nhựa dùng trong lò vi sóng

Chúng ta thường cho thực phẩm vào lò vi sóng trong hộp nhựa và bao bì, nhưng một số nhà khoa học cảnh báo nguy cơ ăn phải phthalates.

Phthalates là một trong những chất làm dẻo được sử dụng phổ biến nhất, có thể gây rối loạn nội tiết tố và hệ thống trao đổi chất của chúng ta.

Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng làm nóng nhựa với phthalates có thể làm tăng độ phơi nhiễm. Khi tiếp xúc với nhiệt, các chất phụ gia nhựa này có thể bị phân hủy và ngấm vào thực phẩm.

Juming Tang, giáo sư về kỹ thuật thực phẩm tại Đại học Bang Washington cho biết: “Một số loại nhựa không được thiết kế cho lò vi sóng vì nó có các polyme bên trong để tăng tính mềm và dẻo. Điều đó dẫn đến nó dễ nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn và có thể rỉ ra trong quá trình vi sóng nếu vượt quá 100 độ C”.

Một nghiên cứu năm 2011 thực hiện với hơn 400 hộp nhựa được thiết kế để chứa thực phẩm cho thấy phần lớn hóa chất bị rò rỉ từ nhựa khi dùng trong lò vi sóng gây rối loạn hormone.

Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro là sử dụng các vật liệu an toàn cho lò vi sóng khác ngoài nhựa, chẳng hạn như gốm.

Nếu bạn sử dụng hộp nhựa, hãy tránh bất kỳ loại hộp nào bị mất hình dạng, vì đồ đựng cũ và hư hỏng có nhiều khả năng bị rò rỉ hóa chất.

Bạn cũng có thể kiểm tra biểu tượng tái chế phổ biến của hộp chứa, thường ở dưới cùng của sản phẩm - những biểu tượng có số 3 và các chữ cái “V” hoặc “PVC” có khả năng chứa phthalates.

Rủi ro gây ra bởi nhiệt

Ngay cả khi bạn tránh đồ nhựa, vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn khác khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng - bao gồm làm nóng không đều và nhiệt độ sử dụng cao.

Trước tiên, hãy cân nhắc sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thay vì nấu thức ăn, vì nó có thể chín không đều.

“Nhiệt độ sẽ khác nhau trên một mặt cắt của thực phẩm. Thật khó để đạt được nhiệt độ hoàn toàn đồng nhất, đặc biệt là khi nói về thực phẩm sống”, Francisco Diez-Gonzalez, giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học Georgia, phân tích.

Thực phẩm phải được làm nóng cho đến nhiệt độ 82 độ C để tiêu diệt mọi vi khuẩn có hại - và vì vi khuẩn vẫn có thể phát triển mỗi khi thực phẩm nguội trở lại, bạn không nên hâm nóng lại một bữa ăn nhiều lần.

Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ liên quan đến việc nấu một số thực phẩm giàu tinh bột trong lò vi sóng, bao gồm ngũ cốc và rau củ.

Betty Schwartz, giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Hebrew ở Jerusalem khẳng định: “Ở 100 độ C, có đủ năng lượng để thay đổi các khớp nối tự động giữa các phân tử để tạo ra một phân tử có năng lượng cao hơn nhiều, có thể phản ứng với DNA, gây ra đột biến. Khi bạn có nhiều đột biến, nó có thể tạo ra ung thư”.

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra điều này đúng với trường hợp của acrylamide.

An toàn phóng xạ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khi được sử dụng đúng cách, không có gì phải lo lắng về bức xạ của lò vi sóng.

“Nếu bạn đang ăn các loại cây trồng từ ánh sáng mặt trời, bạn không có lý do lo lắng về thức ăn nấu bằng lò vi sóng”, giáo sư Tang nói.

Không giống như tia X, vi sóng không sử dụng bức xạ ion hóa, có nghĩa là chúng không mang đủ năng lượng để tách các electron ra khỏi nguyên tử, đồng nghĩa với nó không đủ khả năng gây ung thư.

Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển Army Natick ở Massachusetts, Hoa Kỳ, xung quanh sự an toàn của lò vi sóng, đã làm giảm bớt những lo ngại về bức xạ vi sóng.

(Kiến thức gia đình số 53)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm