| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 12/01/2010 , 10:19 (GMT+7)

10:19 - 12/01/2010

Thưởng Tết - Hai thái cực của cảm xúc

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa công bố mức thưởng Tết Nguyên đán của năm nay. Theo đó, mức thưởng cao nhất đạt 389 triệu đồng nhưng mức thấp nhất chỉ có…30.000 đồng. Còn đúng một tháng nữa là đến Tết Canh Dần. Nhưng ngay từ bây giờ, đa số người lao động, dù là công chức nhà nước hay làm việc trong các DN đều đã biết tiền thưởng Tết của mình. Và cảm xúc trái chiều lại hiện hữu.

“Cày” cả năm, vất vả quần quật, ai chả mong ước bội thu. Mỗi người mỗi tâm trạng khi mà có những nơi tiền thưởng lên tới vài trăm triệu, song cũng có nơi người lao động chỉ dám mơ đến vài trăm ngàn đồng. Mức chênh lệch này vốn vẫn là thực trạng từ nhiều năm nay.

“Vui như Tết”, câu nói đã quen trong thiên hạ, nhưng vẫn lạ với nhiều người. Lâu nay chúng ta vẫn quen với một quan niệm rằng thưởng Tết nhiều hay ít là do hiệu quả kinh doanh, lao động của đơn vị. Điều ấy có thể đúng với khối DN, song dường như nó có sự bất bình đẳng ngay cả với những người hưởng lương từ ngân sách, ví như trường hợp của giáo viên. Nhìn vào những con số dễ thấy một khoảng cách quá xa, khi có người hưởng bạc triệu, nhưng có người chỉ lĩnh bạc cắc. Đó là chưa kể do trượt giá mà tiền thưởng Tết năm nay có thể cao hơn nhưng giá trị thì chưa chắc đã bằng năm cũ.

Từ đó suy rộng ra, khoảng cách giàu nghèo là chuyện chưa dễ gì khỏa lấp. Nhưng sự công bằng trong xã hội là điều Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực hướng tới. Mấy năm qua, Nhà nước đã tăng lương vài lần, nhưng vẫn chưa thực sự nâng cao đời sống người lao động. Dĩ nhiên, chúng ta cũng không trách người có thu nhập cao hay được thưởng cao nếu như đó là quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng. Nhưng những người không được thưởng Tết thì đâu hẳn là do họ làm ăn kém cỏi. Cái chính ở đây là chúng ta cần có một chính sách ổn định dân sinh.

Một cái Tết ít thiếu thốn hơn ngày thường, có được mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên, có được chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái, có được nồi bánh chưng, đĩa bánh kẹo...để ít đi những giọt nước mắt phải chảy ngược vào trong mỗi khi Tết đến.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm