| Hotline: 0983.970.780

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - Từ 'đạo văn' đề tài cơ sở đến hàng loạt nghi vấn khoa học

Thứ Năm 27/12/2018 , 09:00 (GMT+7)

Bị phát hiện “đạo văn” trong đề tài cấp cơ sở năm 2018 với nhan đề “Nghiên cứu nghệ thuật thư họa trong tài liệu Hán Nôm”, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện – Nghiên cứu viên cao cấp, Ủy viên Hội đồng khoa học, Trưởng ban Thanh tra nhân dân Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) còn khiến dư luận đặt dấu hỏi về hàng loạt nghi vấn khoa học trước đó.

Vi phạm liêm chính học thuật

Ngày 11/12, Tiến sĩ Trần Trọng Dương, phản biện 2 của Hội đồng nghiệm thu lần thứ 2 đề tài cấp cơ sở của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong nhận xét về đề tài “Nghiên cứu nghệ thuật thư họa trong tài liệu Hán Nôm” do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm chủ nhiệm, đã kết luận: “Gần 106 lần (=38 lần (đoạn văn) + ≈ 68 lần (ảnh)) vi phạm Công văn số 960/KHXH-QLKH của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam do Chủ tịch GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn ký ngày 22/5/2018 về việc chủ nhiệm đề tài phải chịu trách nhiệm đối với “nội dung khoa học và mức độ chính xác của các trích dẫn” trong đề tài nghiên cứu”.

nxd-do-vn-dt142758169
Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu nghệ thuật thư họa trong tài liệu Hán Nôm” của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện

Cụ thể, ông Dương đã thống kê tổng số lượt đoạn văn bị đạo là 38 đoạn. Có 7 tác giả bị “đạo” gồm: Phùng Hồng Kổn 16 lần, Trang Thanh Hiền 16 lần, M Durand 1 lần, Phan Cẩm Thượng 1 lần, Hà Tùng Long 1 lần, Nguyễn Hữu Mão 1 lần, Wikipedia 2 lần, Nguyễn Xuân Diện 1 lần (tự đạo).

Số liệu do ông Dương đưa ra còn chưa tính đến 19 trang cắt dán trùng lặp (tự đạo văn để “độn” sản phẩm cho đủ số trang) của Báo cáo tổng hợp lần 1 do TS. Đào Phương Chi – thành viên Hội đồng nghiệm thu – phát hiện.

Còn trong số 69 lượt tranh (không tính theo đơn vị tranh trùng, tính theo vị trí xuất hiện), ông Dương cũng thống kê được chỉ có 1 đơn vị có nguồn ảnh, còn lại có 68 tranh không có nguồn ảnh và nguồn lưu trữ/ sưu tập, cũng như nguồn xuất bản.

Đặc biệt, ở đoạn 37, Tiến sĩ Trần Trọng Dương nêu rõ: 7 lỗi sai giống Durand cho thấy: Chủ nhiệm đề tài đã lấy từ người khác mà không chú nguồn tham khảo. Theo ông Dương, đây là những lỗi nghiêm trọng. “Nhấn mạnh ở đây, các lỗi này vừa thể hiện trong báo cáo tổng hợp, vừa thể hiện trên bài báo khoa học đã công bố, nên mức độ vi phạm về đạo văn là không thể sửa chữa”, Tiến sĩ Trần Trọng Dương nhận xét.
 

Chờ báo cáo kết quả xử lý

Làm việc với PV Báo NNVN, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Cường – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm xác nhận: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện có thực hiện đề tài cấp cơ sở nhan đề “Nghiên cứu nghệ thuật thư họa trong tài liệu Hán Nôm” năm 2018 và đã không được Hội đồng nghiệm thu thông qua.

“Tôi không phải thành viên của các Hội đồng nghiệm thu. Tôi làm việc trên cơ sở các bản báo cáo cũng như Biên bản Hội đồng và bản nhận xét của các thành viên trong Hội đồng. Toàn bộ quy trình này chúng tôi làm theo Quy chế quản lý khoa học của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Theo báo cáo từ Biên bản Hội đồng cả hai lần họp, Hội đồng đều có kết quả dưới 50/100 điểm và như thế theo quy định là đề tài không đạt yêu cầu”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết.

GS.TS Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết ông nắm được thông tin sự việc Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện “đạo văn” trong đề tài cơ sở năm 2018. “Hiện nay Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chờ báo cáo kết quả xử lý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm theo phân cấp quản lý”, ông Phạm Văn Đức nói.

“Chất lượng của báo cáo này là thiên về mỹ thuật, chứ không phải là nghiên cứu văn bản học Hán Nôm và thư mục học Hán Nôm. Đặc biệt, báo cáo khoa học này đã không tuân thủ quy tắc dẫn nguồn, dẫn đến việc không biết khi nào là phần viết của tác giả, khi nào là sản phẩm/ kiến thức của người khác, dù là kiến thức phổ thông” (Tiến sĩ Trần Trọng Dương).
“Từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu tôi cho rằng, sản phẩm đề tài cấp cơ sở của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nộp cho hội đồng lần 2 đã có sửa chữa và bổ sung so với lần 1. Nếu tạm bỏ sang một bên những lỗi mà hội đồng đã chỉ ra (như nội dung chưa đúng theo thuyết minh mà chủ nhiệm đề tài đã đăng kí, lỗi trùng lặp nội dung mà không dẫn nguồn), thì đề tài có thể coi là không non. Mong rằng Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện sẽ sửa chữa bổ sung và cho xuất bản công trình này như anh đã hứa, để mọi người cùng đọc”. (Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Cường - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm).

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm