| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 25/12/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 25/12/2018

Tín dùng đen-Cần ngăn ngọn hay chặt gốc?

Lực lượng công an nhiều tỉnh thành đang ra sức trấn áp tín dụng đen, sau khi xảy ra quá nhiều vụ đòi nợ kiểu truy sát gây bất an cho cộng đồng.

Nạn nhân của tín dụng đen đa phần là người gieo neo, ít quan hệ xã hội, không am hiểu pháp luật và ngại hợp tác cơ quan chức năng. Chỉ cần vài lời rao có cánh như “a lô là có tiền”, tín dụng đen dễ dàng dụ dỗ các nạn nhân vào bẫy, và bóc lột họ bằng mọi thủ đoạn gian trá.

Ảnh minh họa

Tín dụng đen, dĩ nhiên là một thứ giao dịch mờ ám. Thế nhưng, sự tồn tại của tín dụng đen lại rất công khai qua những hình thức phát tờ rơi, dán quảng cáo hoặc mở website. Thậm chí, tín dụng đen núp bóng dưới vỏ bọc một tiệm cầm đồ hoặc một công ty tài chính. Thủ tục rất đơn giản, cam kết rất ngon ngọt, nhưng ai đã lọt vào vòng phục kích của tín dụng đen thì thất điên bát đảo.

Những người nhẹ dạ trong hoàn cảnh chật vật, không thể nào đủ tỉnh táo để thoái khỏi chiêu trò của tín dụng đen. Thấy tín dụng đen ghi điều kiện cho vay “lãi suất 3%” thì ngỡ… xuất hiện thiện nhân cưu mang kẻ cơ cực. Đáng tiếc, khái niệm “lãi suất 3%” ấy không phải 3% mỗi năm hoặc 3% mỗi tháng, mà là 3% mỗi tuần hoặc 3% mỗi ngày. Vì vậy, nạn nhân chỉ vay dăm triệu đồng nhưng phải trả hàng chục triệu đồng, mà vẫn bị tín dụng đen vây bức lên bờ xuống ruộng.

Chỉ trong vòng mấy ngày trước lễ Giáng Sinh, Công an TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Gia Lai đã bắt hàng chục đối tượng hoạt động tín dụng đen có hành vi đe dọa và khủng bố nạn nhân. Thiếu tướng Vũ Xuân Viên- Giám đốc Công an Đà Nẵng cho rằng: “Các đối tượng cho vay nặng lãi đã đánh trúng tâm lý của người vay: nhanh, gọn, không cần biết mục đích vay. Quan hệ dân sự giữa hai bên diễn ra âm thầm cho đến khi không trả được mới tổ chức đòi nợ, dẫn đến trường hợp giết người, gây thương tích, bắt giữ người trái phép. Đến lúc đó nạn nhân mới báo cơ quan công an nên việc phòng ngừa, ngăn chặn của cơ quan công an cũng gặp khó khăn!"

Từ nay đến Tết Nguyên đán là thời điểm nhiều người dân cần vay tiền để trang trải cuộc sống, cũng là dịp tác oai tác quái của tín dụng đen. Tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc "xử lý đến nơi đến chốn tình trạng tín dụng đen". Xử lý tín dụng đen bằng việc bố ráp mấy tên cầm đầu manh động, chỉ là biện pháp tạm thời.

Bởi lẽ, chính những người đảm đương công tác an ninh trật tự cũng nhận ra những hình phạt hiện hành dành cho tín dụng đen chưa tương xứng với tính chất nguy hiểm của loại hình tội phạm này, nên chưa đủ sức răn đe. Hơn nữa, để chấm dứt tín dụng đen, không thể ngăn ngọn mà cần chặt gốc. Ngân hàng Nhà nước phải xem lại biên độ phục vụ của những Quỹ tín dụng nhân dân. Nếu tiện ích của tín dụng chính thống thực sự hiệu quả, thì tín dụng đen tự nhiên biến mất.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm