| Hotline: 0983.970.780

Tin tức 24h hôm nay

Tin tức báo in số 132, ra ngày hôm nay 5/7/2022

Thứ Ba 05/07/2022 , 06:30 (GMT+7)

Dưới đây là tổng hợp những tin tức 24h qua mới và hay nhất sẽ ra trên báo giấy Nông nghiệp Việt Nam số 132 hôm nay 5/7/2022.

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 132 ra ngày 5/7/2022

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 132 ra ngày 5/7/2022

Tin tức nổi bật trên số báo hôm nay

- 6 tháng, xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 14% so với cùng kỳ

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, sau 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 29 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ. (trang 2)

- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đối mặt với lạm phát toàn cầu

* Nhiều nông sản chủ lực ảnh hưởng

* Xuất khẩu gạo vẫn có cơ hội gia tăng

Lạm phát trên toàn cầu đang gây khó khăn cho xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp, nhưng xuất khẩu gạo được dự báo sẽ thuận lợi về thị trường do nhu cầu tăng. (trang 3)

- Chuyển đổi số nông nghiệp Hà Tĩnh: "Mắt thần" canh lửa rừng

Thay vì trực gác rất vất vả giữa trời nắng 40 độ C, cán bộ kiểm lâm giờ chỉ cần ngồi ở nhà cũng phát hiện được sớm cháy rừng qua máy tính hoặc smartphone. (trang 4)

- Cao su giúp bừng sáng buôn làng Tây Nguyên: [Bài 2] Có nhà, có cái ăn nhờ làm công nhân cao su

Nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã “đổi đời” nhờ tham gia làm công nhân cho công ty cao su. (trang 5)

- Đa dạng hóa giải pháp trong phòng chống thiên tai: [Bài 2] Bảo đảm an toàn vùng hạ du

Tổ Tư vấn vận hành liên hồ chứa sông Kôn-Hà Thanh, có nhiệm vụ tư vấn, cảnh báo ngập lụt, giúp vận hành điều tiết nước hồ chứa về hạ lưu, tham gia cắt lũ… (trang 6)

- "Bác sĩ tôm Bạc Liêu" giúp giảm bớt nỗi lo bệnh hoại tử gan

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, "bác sĩ tôm Bạc Liêu" giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. (trang 7)

- Kinh tế tập thể trên những cánh đồng miền Tây Nam bộ: [Bài 7] Những người “hồi sức” các hợp tác xã nông nghiệp ở Tiền Giang

Muốn tháo gỡ những rào cản của kinh tế tập thể, ngoài vấn đề chính sách, cái chính vẫn là yếu tố con người, như câu chuyện ở tỉnh Tiền Giang. (trang 8)

Nhật Bản hỗ trợ nâng tầm giá trị rau quả Việt Nam

7 tỉnh/thành phía Bắc sẽ được Nhật Bản tài trợ dự án nhằm cải thiện năng lực sản xuất cây trồng an toàn, mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường ngày càng cao. (trang 11)

- Khó như tuyển nhân viên thú y cơ sở

Yêu cầu trình độ, áp lực công việc, phụ cấp èo uột, không được đóng bảo hiểm…khiến việc tuyển dụng nhân viên thú y cơ sở tại Quảng Trị khó như đãi cát tìm vàng. (trang 12)

- "Giác ngộ" nông dân làm nông nghiệp hữu cơ: Thủy chung cùng nông dân

Đồng hành, thủy chung, cùng chia sẻ lợi ích với nông dân, đó là triết lý mà Công ty Thương mại Quảng Trị hướng tới trong chiến lược đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ. (trang 13)

- Bắc Kạn: Mất an toàn khai thác đá tại huyện Chợ Đồn

Huyện Chợ Đồn có 5 mỏ đá, số lượng nhiều nhất tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt dẫn tới việc các doanh nghiệp thường không chấp hành đúng quy định. (trang 14)

- Đàn chim sẻ vài ngàn con chỉ đậu trên một cây Ngọc Lan ở Lâm Thao

Buổi sáng người già đi tập thể dục qua nhà khách, cứ đứng ngóng xem đàn chim, buổi chiều trẻ con đi học về qua nhà khách cũng ngóng xem đàn chim. Tự bao giờ, hình ảnh của chúng, tiếng kêu của chúng đã trở thành thân quen nơi khu phố nhỏ bé này. (trang 15)

- Nông sản Việt vào siêu thị chuẩn Nhật

Giữ được độ tươi ngon của sản phẩm trước khi đến tay khách hàng là điều không đơn giản, nhất là đời sống người dân Việt Nam những năm gần đây ngày một cải thiện. Bản thân mỗi người giờ đều nhận thức rõ về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đó là một trong nhiều yếu tố được FujiMart lưu ý mỗi khi cân nhắc việc mở siêu thị mới. (trang 16)

Tin tức khác

- Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt: Sách và đọc, hai điều kỳ lạ

- Hưng Long 555 Giống lúa "chịu thương chịu khó"

- Bảo tồn gấp loài chai lá cong

- Tham gia Bảo hiểm Agribank trúng xe ô tô Toyota Vios

- Công bố quyết định đặc xá dịp Quốc khánh 2/9

Bạn đọc đặt mua báo giấy của báo Nông nghiệp Việt Nam xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:

Tòa soạn và trị sự: 14 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: 024.38256492 - Fax: 024.38252923

Văn phòng đại diện

CHI NHÁNH TẠI TPHCM

58 Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐT- FAX: (028) 38241341

Email: cnbaonnvn@gmail.com

VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

169 đường 2/4, Vạn Thắng, TP Nha Trang, Khánh Hoà.

ĐT - Fax: (0258) 3818022    

E-mail: nnvn.vpmt@yahoo.com

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐBSCL

Số 5 Nguyễn Văn Cừ - TP Cần Thơ

ĐT: (0292) 3835431

VĂN PHÒNG BẮC TRUNG BỘ

156 đường Đinh Công Tráng – TP Vinh, Nghệ An:

ĐT: (0238) 3832579 - Fax: (0238) 3569129

VĂN PHÒNG ĐÔNG BẮC:

Đường Tỉnh ủy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

ĐT: 0975576886

VĂN PHÒNG KHU VỰC VIỆT BẮC:

465 đường Quang Trung - phường Thịnh Đán - TP. Thái Nguyên

ĐT, Fax: (0208) 3848235

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm