| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Hà Nam phát động chương trình sữa học đường năm 2020-2021

Thứ Sáu 16/10/2020 , 15:44 (GMT+7)

Lễ phát động chương trình Sữa học đường tỉnh Hà Nam năm học 2020-2021 đã diễn ra sôi nổi, háo hức của gần 67 ngàn trẻ em tham gia trên địa bàn tỉnh.

Các em học sinh Trường Tiểu học A hào hứng tham gia hoạt động uống sữa cùng các bạn tại sân trường trong buổi lễ phát động. Ảnh: Xuân Hương.

Các em học sinh Trường Tiểu học A hào hứng tham gia hoạt động uống sữa cùng các bạn tại sân trường trong buổi lễ phát động. Ảnh: Xuân Hương.

Gần 67.000 trẻ tại tỉnh Hà Nam tham gia Sữa học đường

Bắt đầu triển khai chương trình Sữa học đường từ năm 2017, tỉnh Hà Nam đã nhận nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh và nhà trường thông qua số lượng học sinh đăng ký uống sữa tăng mỗi năm.

Theo ghi nhận thực tế, năm 2017, chương trình Sữa học đường tại Hà Nam được triển khai thí điểm tại 30 trường mầm non trên địa bàn.

Năm học 2018-2019 là năm đầu thực hiện đề án 2018-2020, có 91 trường tham gia chương trình với 43.186 học sinh đăng ký uống sữa.

Năm học 2019-2020 có 151 trường tham gia với 57.431 học sinh. Cho đến năm học 2020-2021, năm thứ 4 triển khai chương trình, tổng số trường tham gia lên đến 205 trường với gần 67.000 trẻ mầm non và tiểu học đăng ký uống sữa. Công ty Vinamilk là đơn vị đã đồng hành cùng chương trình của Tỉnh trong 4 năm thực hiện.

Ông Lương Mạnh Đoàn, Trưởng phòng Y tế huyện Lý Nhân chia sẻ tại lễ phát động. Ảnh: Xuân Hương.

Ông Lương Mạnh Đoàn, Trưởng phòng Y tế huyện Lý Nhân chia sẻ tại lễ phát động. Ảnh: Xuân Hương.

Tại buổi lễ phát động chương trình Sữa học đường năm học 2020-2021 tại Trường tiểu học A (thị trấn Vĩnh Trụ, Lý Nhân, Hà Nam), ông Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Nam nhấn mạnh mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình Sữa học đường đến sự phát triển của trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Nam nói riêng.

Ông cũng đề nghị các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ để triển khai Chương trình đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả thực hiện tốt công tác giám sát hoạt động cung cấp sữa và uống sữa tại các nhà trường; tuyên truyền mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân, các bậc phụ huynh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình để nhiều trẻ em được hưởng lợi từ việc uống sữa khi đến trường.

Ông Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà chia sẻ tại lễ phát động. Ảnh: Dũng Thanh.

Ông Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà chia sẻ tại lễ phát động. Ảnh: Dũng Thanh.

Cũng tại buổi lễ, bà Lê Thị Minh Thư, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lý Nhân (Hà Nam) cho biết: “Qua kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình Sữa học đường, chúng tôi nhận thấy các em học sinh rất háo hức và xem việc được uống Sữa học đường không chỉ là nhu cầu mà còn là hoạt động quen thuộc mỗi khi đến trường…Các gia đình rất yên tâm khi con em được uống sữa tại lớp dưới sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên.”

Trẻ thích thú với giờ uống sữa học đường

Cô giáo Dương Thị Lan, giáo viên Trường Tiểu học A cho biết, hoạt động uống sữa và gấp vỏ hộp sau khi uống rất bổ ích và thiết thực trong việc rèn luyện thói quen tốt cho trẻ. Sau khi uống sữa xong, các con thi đua xem ai xếp gọn hộp sữa nhanh nhất, bỏ rác vào đúng nơi quy định.

Những hành động tuy nhỏ nhưng dạy cho bé ý thức bảo vệ môi trường. Một chút sáng tạo cùng sự khéo tay của cô trò còn "hô biến" hộp sữa sau khi uống trở thành mô hình xe, tàu bay, hộp đựng bút... xinh xắn.

Trẻ rất hứng thú với những giờ sáng tạo bằng vỏ hộp sữa. Cô trò cùng ngồi cắt, dán vỏ sữa để tạo ra đồ chơi, đồ dùng dạy học... Sau khi làm sản phẩm xong ở góc tạo hình, các bé có thể mang ra góc xây dựng để chơi những món đồ do chính tay làm ra.

Tại Lễ phát động, Vinamilk đã gửi tặng sữa đến tất cả các em học sinh Trường Tiểu học A. Sau khi uống xong, các em tự giác gấp vỏ hộp gọn gàng và nhanh chóng bỏ vào thùng rác.

Như chia sẻ của bé Hà Thiên Phú, học sinh lớp 4E, Trường Tiểu học A: “Đối với chúng con, giờ uống sữa đã trở thành một nếp sinh hoạt không thể thiếu. Con có thể uống sữa và cùng vui chơi với các bạn trong lớp. Hôm nào không đi học thì rất nhớ cảm giác được gấp hộp sữa thành hộp đựng bút. Mỗi ngày đến lớp, con thấy rất vui ạ!”.

Các em học sinh tự giác gấp và thu dọn vỏ hộp sữa sau khi sử dụng xong, góp phần giữ vệ sinh cho môi trường trường học. Ảnh: Xuân Hương.

Các em học sinh tự giác gấp và thu dọn vỏ hộp sữa sau khi sử dụng xong, góp phần giữ vệ sinh cho môi trường trường học. Ảnh: Xuân Hương.

Cũng theo bà Thư, 100% học sinh thuộc độ tuổi tiểu học và mầm non tại các trường đã và đang thực hiện chương trình Sữa học đường của tỉnh Hà Nam đều được sự hỗ trợ về giá từ địa phương và doanh nghiệp cung cấp sữa.

Chia sẻ bên lề Lễ phát động, bà Lê Thị Minh Thư nhấn mạnh chương trình Sữa học đường không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ em Việt Nam mà chương trình còn giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính đối với các gia đình và xã hội, đem lại cho các em sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giúp các em được hưởng đầy đủ, trọn vẹn các quyền lợi của mình.

Đối với chương trình Sữa học đường tỉnh Hà Nam, học sinh thuộc diện hộ bình thường được trợ giá 40%, học sinh thuộc hộ cận nghèo là 60% và với học sinh thuộc hộ nghèo thì được miễn phí 100%. “Đây là chương trình thực sự có ý nghĩa và cần được nhân rộng, hướng tới 100% trẻ em trong độ tuổi mầm non và tiểu học trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung”, bà Thư chia sẻ thêm.

Đại diện Công ty Vinamilk cho hay, Hà Nam là một trong những địa phương tiên phong triển khai Sữa học đường với sự đồng hành xuyên suốt của Vinamilk trong nhiều năm qua.

Những lợi ích về dinh dưỡng mà chương trình Sữa học đường mang đến cho trẻ em Hà Nam, cũng như tại nhiều địa phương khác mà công ty đang thực hiện là động lực để Vinamilk không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm để góp phần đầu tư cho sự phát triển toàn diện về thể chất và cả trí tuệ cho trẻ em trong tương lai.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm