| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 18/09/2014 , 08:48 (GMT+7)

08:48 - 18/09/2014

Tình người trong bão

Việc bảo vệ tính mạng của người dân trước và trong bão luôn được các cấp chính quyền và cơ quan chức năng tại những vùng bị bão đặt ở vị trí hàng đầu.

Trưa ngày 16/9/2014, cơn bão số 3 (tên quốc tế là Kalmaegi) đã vào vịnh Bắc bộ với sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định. Và đến 22 giờ cùng ngày, thì vị trí trung tâm bão đã ở vào khoảng 21,5 độ vĩ Bắc và 107,2 độ kinh Đông, nằm trên đất Quảng Ninh, với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12.

Chống bão, là sự đối đầu trực tiếp giữa con người với cơn cuồng nộ của thiên nhiên. Tất cả cho chống bão.Tất cả để bảo vệ tối đa những thành quả mà con người phải một nắng hai sương mới gây dựng được. Nhưng, điều quan trọng nhất là bảo vệ tính mạng của con người.

Theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, thì việc bảo vệ tính mạng của người dân trước và trong bão luôn được các cấp chính quyền và cơ quan chức năng tại những vùng bị bão đặt ở vị trí hàng đầu, bởi “Một mặt người bằng mười mặt của” và “Còn người, còn của”.

Không mất mát nào có thể so sánh được với sự mất mát về tính mạng con người. Trước bão, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đích thân ra vịnh Hạ Long đôn đốc tàu thuyền về những vị trí neo đậu an toàn. Hàng chục ngàn người dân ở những vùng nguy hiểm đã được các lực lượng chức năng tổ chức di dời về những vị trí an toàn.

Từ trường học cho đến trụ sở của các cơ quan công quyền, cơ quan chức năng… đều trở thành những mái nhà chung cho bà con tránh bão. Tại xã Tiền Phong (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), hàng chục thanh niên và chiến sỹ công an đã dùng nhiều phương tiện để cấp tốc đưa trên 600 người dân (chủ yếu là người già, trẻ em) vào hai trường phổ thông THCS và THPT tránh bão. Nước uống và thức ăn nhanh như bánh mỳ, mỳ tôm… cũng được khẩn trương đưa đến.

Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, 22 giờ 30 phút ngày 16/9, tại TP Móng Cái đã có khoảng 10 nhà dân bị bão giật tốc mái và hư hỏng nặng. Nhưng ngay lập tức lực lượng cứu hộ đã có mặt, đưa những bà con bị nạn về nơi an toàn.

Tại các vùng ven biển của các tỉnh, TP Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, các nhà báo cũng đều ghi nhận được những cố gắng hết mình của chính quyền và các lực lượng chức năng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.

Nhìn những gương mặt vô tư, bình yên của các cháu nhỏ trong “ngôi nhà chung tránh bão” là hai ngôi trường, mặc bên ngoài bão gió vẫn đang lồng lộn, và hình ảnh những vị lãnh đạo, những cán bộ chiến sỹ đang dấn mình trong bão trên mọi ngả đường, không ai không thấy ấm lòng, không ai không cảm nhận được cái tình “thương người như thể thương thân” đầy ắp trong hoạn nạn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm