| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 13/08/2022 , 10:21 (GMT+7)
Thái Hạo

Thái Hạo

10:21 - 13/08/2022

'Tôi chỉ phát biểu có một câu mà 2 năm liền bị hạ thi đua'

Không chỉ có bị hạ thi đua, hôm nay cô giáo này còn bị đưa ra họp để xét 'tinh giản biên chế'.

Cô Kiều Thị Giang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đăk Nông.

Cô Kiều Thị Giang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đăk Nông.

Đó là lời của cô giáo Kiều Thị Giang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đăk Nông. Không chỉ bị hạ thi đua, hôm nay cô giáo này còn bị đưa ra họp để xét “tinh giản biên chế”. Vậy “một câu” mà cô đã phát biểu trong cuộc họp là câu gì mà đến nỗi gặp tai nạn khủng khiếp như thế?

Ngày 12/8/2022, cô giáo Kiều Thị Giang đăng dòng trạng thái “Tôi có vài ý kiến trước khi hội đồng nhà trường đưa ra biểu quyết để quyết định số phận nghề nghiệp của tôi”, đính kèm là video cô phát biểu trong cuộc họp nhằm tinh giản biên chế đối với cô do nhà trường tổ chức, mà đứng đầu là hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam chủ trì. Sự việc đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội.

Lần xuống những status cũ hơn thì gặp một video khác, là cuộc đối thoại của cô giáo Giang và hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam.

Vắn tắt là, cô giáo này phản đối việc nhà trường mượn danh nghĩa “huy động phụ huynh học sinh tự nguyện đóng góp tiền học bổng hè” để giữ lại một phần lớn số tiền mà đáng ra học sinh phải được nhận; vì theo cô giáo thì học sinh dân tộc thiểu số rất nghèo, tiền thu về lại không biết đã sử dụng vào những việc gì, tức là thiếu minh bạch.

Cụ thể, đoạn đối thoại như sau:

Cô Giang: Năm vừa rồi là tôi chủ nhiệm lớp 6, tôi không phát tiền cuối năm (cho học sinh - pv), nhưng theo phụ huynh, một em được nhận 1.135.000 (một triệu một trăm ba mươi lăm ngàn). Thì bây giờ tôi hỏi nhà trường, học sinh nghỉ dịch trên dưới 3 tháng, vừa rồi tôi đi tập huấn tôi tiếp xúc với một số anh chị ở các trường nội trú khác; trong toàn tỉnh có 8 trường nội trú thì tôi chưa tiếp xúc hết nhưng cũng được khoảng 3, 4 trường; tôi thấy là có trường thì phát 3 triệu 7, có trường phát 5 triệu, mà sao trường mình phát có nhiêu đó (tức 1.135.000)? Vậy là đã chi vào những cái gì, như thế nào?

Tiền học bổng của học sinh, tôi không đồng ý với cái cách huy động nguồn lực như thế. Đồng bào là phụ huynh, học sinh, là dân tộc thiểu số tại chỗ vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Tiền chế độ của họ, trả lại không được thiếu một xu! Anh huy động như này như kia, tôi không đồng ý.

Còn anh đưa ra cuộc họp phụ huynh, anh kêu gọi. Phụ huynh họ rất nhát, họ rất hiền, hỏng lẽ họ hỏng chịu?! Anh kêu gọi như vậy thì họ chịu hết! Các trường ngoài kia cũng vậy, con cháu các anh chị ngồi đây cũng vậy, con tôi học trường ngoài, họ quăng cho cái tờ nộp “tự nguyện” nhưng mà trong khi đó mình “bắt buộc” phải nộp. Con tôi cũng vậy, tôi không vừa ý; vậy thì trong trường này, học sinh - phụ huynh còn nghèo hơn nữa, tại sao chúng ta lại làm cái chuyện ấy”.

Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam: Cái đó là cái việc của cô không đồng ý, thì đó là quyền của cô, đúng không. Còn ở đây, theo cái Thông tư 16 của Bộ Giáo dục về tài trợ, nếu ta huy động hợp lý, phụ huynh đồng ý thì ta thực hiện.

Cũng theo chia sẻ của cô Giang: Khi tôi phản đối việc làm này thì lãnh đạo tổ chức họp toàn thể cán bộ giáo viên để cả hội đồng biểu quyết đồng ý giữ lại số tiền học bổng hè của học sinh.

Rồi trong hai năm học tiếp theo tôi bị lãnh đạo nhà trường trù dập bằng nhiều cách, gây áp lực tâm lí khiến tôi bị khủng hoảng tinh thần. Ví dụ như: Cắt công tác chủ nhiệm lớp (thông thường giáo viên chủ nhiệm sẽ theo lớp từ lớp 6 đến lớp 9; cắt không phân công tôi giảng dạy môn Giáo dục công dân khối THPT; phân công tôi phụ trách lao động của tất cả các khối lớp toàn trường; thường xuyên tổ chức đấu tố, nói cạnh nới khóe về tôi trong các buổi sinh hoạt tập thể; nói xấu về tôi với phụ huynh, làm méo mó hình ảnh của tôi trước gia đình học sinh; liên tục hạ thi đua cuối năm

Cô Giang đã chia sẻ những nội dung này lên trang Facebook cá nhân để công khai phản đối việc thu tiền này, và đây cũng chính là lý do trực tiếp mà cô bị đưa vào diện tinh giản biên chế. Theo Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Đắk R’lấp yêu cầu cô G. viết cam kết dừng đăng tải các thông tin chưa được kiểm chứng của trường lên mạng xã hội Facebook. Nếu cô G. không thực hiện và tiếp tục tái phạm, trường sẽ thực hiện tinh giản biên chế theo quy định. Tuy nhiên, cô giáo này không đồng ý ký cam kết”.

Và hôm nay, 2 năm sau “một câu phát biểu” định mệnh đó, nhà trường mà đứng đầu là hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam đã nhóm họp để biểu quyết tinh giản biên chế đối với cô Kiều Thị Giang.

Trong cuộc họp này, cô Giang phát biểu rằng, đây là một cuộc họp trái pháp luật vì không được tổ chức dựa trên quyết định nào của cấp có thẩm quyền, và đề nghị hủy bỏ cuộc họp; tuy nhiên, 24/25 thành viên vẫn giơ tay biểu quyết “tiếp tục”.

Cuối video, cô Kiều Thị Giang nói trong nước mắt nghẹn ngào: “Tôi 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ, 1 năm hoàn thành nhiệm vụ, tôi khẳng định lại: không phải vì lý do chuyên môn mà vì lý do trù dập… Lỗi của tôi là lỗi dám nói sự thật, dám đấu tranh thẳng với lãnh đạo. Thật, đây có thể là một trong những cuộc họp cuối cùng trong sự nghiệp dạy học của tôi cho nên, những lời tôi vừa nói là những lời rất là tâm huyết, nếu có động chạm hay làm anh chị buồn thì mong bỏ qua cho tôi”.

Với những video đang được chia sẻ và lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội thì sự bức xúc, phẫn nộ và những nghi vấn của của dư luận về tình trạng lạm quyền và trù dập là có thể hiểu được. Tuy nhiên, thực hư câu chuyện tới đâu thì đòi hỏi ngành Giáo dục Đắk Nông và các cơ quan chức năng của tỉnh, thậm chí là cả Bộ Giáo dục và Đào tạo phải điều tra, xác minh thì mới có thể giải đáp được cho dư luận một cách xác đáng, đồng thời lập lại nề nếp, kỷ cương cho môi trường giáo dục của địa phương, tránh để tình trạng giáo viên phải chịu bất công oan khuất, và bị cô lập chỉ vì yếu thế.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm