| Hotline: 0983.970.780

Tổng lực xét nghiệm Covid-19 cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2021

Thứ Bảy 03/07/2021 , 17:37 (GMT+7)

TP.HCM đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho thí sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1 tại 155 điểm.

Các điểm xét nghiệm Covid-19 phục vụ cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 trên địa bàn TP.HCM được đặt tại 155 trường học gần với 155 điểm thi để đảm bảo sự thuận tiện trong việc di chuyển của thí sinh, cán bộ coi thi, phục vụ kỳ thi cũng như đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Đơn vị chủ quản nhắn tin đến từng học sinh, giáo viên, cán bộ coi thi, tình nguyện viên và cả phóng viên tác nghiệp trong kỳ thi đến tầm soát Covid-19 theo từng khung giờ nhất định, tránh tình trạng tập trung đông người cùng một lúc.

Trước khi bước vào khu vực lấy mẫu xét nghiệm, người đi xét nghiệm sẽ được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, khai báo thông tin.

Theo kế hoạch, trong ngày việc lấy mẫu được chia thành 4 ca, mỗi ca có khoảng 100 người được lấy mẫu. Lực lượng y tế sử dụng phương pháp lấy mẫu gộp 10 hoặc gộp 15, nếu trong mẫu gộp dương tính SARS-CoV-2 sẽ thực hiện xét nghiệm mẫu đơn từng người trong mẫu gộp. 

Kiểm tra công tác lấy mẫu xét nghiệm tại Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) điểm lấy mẫu xét nghiệm thí sinh của điểm thi Trường THPT Trưng Vương (quận 1) với 635 thí sinh và lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên coi và phục vụ kỳ thi, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, TP.HCM quy định việc lấy mẫu xét nghiệm là yêu cầu bắt buộc với thí sinh trong diện thi đợt 1. Những em nào không lấy mẫu sẽ không đủ điều kiện thi đợt 1.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, sau khi lấy mẫu xét nghiệm, các em nên về nhà, hạn chế tiếp xúc, di chuyển để đảm bảo an toàn cho kỳ thi sắp tới. Bên cạnh đó, phụ huynh nhắc nhở thí sinh khai báo y tế trung thực mỗi ngày trước khi đến điểm thi, hỗ trợ, động viên các em, giám sát việc học hành, ăn uống, nghỉ ngơi để các em đảm bảo có sức khỏe tốt nhất cho kỳ thi.

TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 thành 2 đợt thi theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Cụ thể, đợt 1 tổ chức 6-8/7 như các thí sinh khác trên toàn quốc. Những thí sinh thi đợt 1 là những thí sinh không ở nơi phong tỏa hoặc thực hiện cách ly xã hội, không thuộc diện F0, F1, F2 theo phân loại của ngành y tế và đặc biệt có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Những thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, không dự thi đợt 1 sẽ dự thi vào đợt 2, với lịch thi sẽ do Bộ GD-ĐT công bố sau.

Với những thí sinh có lý do khách quan, chưa tham gia xét nghiệm trong ngày 3/7, ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, các em hoàn toàn có thể xét nghiệm bổ sung tại các bệnh viện, cơ sở y tế đủ điều kiện xét nghiệm Covid-19 được Bộ Y tế, Sở Y tế quy định.

Các kết quả xét nghiệm từ ngày 3/7 đến trước ngày thi đều được chấp nhận. Những em này lưu ý mang theo giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 nộp cho hội đồng thi ngày làm thủ tục thi (ngày 6/7).

Còn thí sinh ngoại tỉnh, các em có quyền chọn tham gia thi trong đợt 1 hoặc đợt 2. 

Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, đến nay TP.HCM đã nỗ lực tổ chức thi đợt 1 để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, giúp các em có nhiều cơ hội lựa chọn các trường phù hợp năng lực, giảm áp lực tâm lý phải đợi chờ.

Được biết, năm nay, TP.HCM có 89.275 thí sinh đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT. Để phục vụ tốt cho kỳ thi, đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, TP.HCM bố trí 155 điểm thi với 4.134 phòng thi, mỗi quận, huyện đều có 2-3 điểm thi dự phòng.

Tổng số cán bộ, giáo viên coi thi, nhân viên là 17.025 người. Số lãnh đạo, cán bộ chấm thi, nhân viên là 1.710 người. Số lãnh đạo, cán bộ chấm phúc khảo, nhân viên là 1.000 người. Số lãnh đạo và thanh tra thi là 406 người.

Hiện tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ kỳ thi đều đã được tiêm vacxin phòng Covid-19. Thí sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ, thanh tra, phóng viên đều được xét nghiệm sàng lọc Covid-19, đảm bảo chỉ có những người có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 mới được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Giông lốc, mưa đá và nắng nóng sẽ gia tăng ở Bắc bộ trong tháng 5

Giông lốc, mưa đá và nắng nóng sẽ gia tăng ở Bắc bộ trong tháng 5

Xã hội 10:44

Các hiện tượng giông lốc, sét, mưa đá có thể xuất hiện nhiều ở Bắc bộ trong tháng 5, đây cũng là thời điểm nắng nóng gia tăng ở khu vực này.

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Xã hội 08:55

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Xã hội 08:30

Ban tổ chức chương trình ‘Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển’ đã trao tặng 200 phần quà cho ngư dân và học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi.

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Xã hội 19:31

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Xã hội 18:12

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

‘Đầu độc’ khe Rào Trường, chủ trang trại lợn bị xử phạt 155 triệu đồng

‘Đầu độc’ khe Rào Trường, chủ trang trại lợn bị xử phạt 155 triệu đồng

Xã hội 16:02

Ngoài việc bị xử phạt 155 triệu đồng, chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao đầu nguồn khe Rào Trường phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định...

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm