| Hotline: 0983.970.780

Tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN hơn 6.800 tỷ đồng

Thứ Sáu 14/06/2024 , 11:19 (GMT+7)

TP.HCM Tính đến ngày 31/5, số tiền các đơn vị trên địa bàn TP.HCM chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 6.893,4 tỷ đồng.

Hội nghị cung cấp thông tin báo chí quý II/2024 của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hội nghị cung cấp thông tin báo chí quý II/2024 của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thông tin trên được lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội TP.HCM cho biết tại Hội nghị cung cấp thông tin báo chí quý II/2024, chiều ngày 13/6.

Theo ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến ngày 31/5 trên địa bàn thành phố có 8.002.618 người tham gia BHXH, BHYT, tăng 1,93% (151.492 người) so với cùng kỳ năm trước.

Lực lượng lao động tham gia BHXH đạt 51,18%. Lực lượng lao động tham gia BHTN đạt 49,36%. Dân số tham gia BHYT đạt 88,23%.

Tổng số thu BHXH, BHYT đạt 37,88% so với kế hoạch (tăng 8,15% so với cùng kỳ năm 2023).

Tuy nhiên, số tiền chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT tạm tính đến ngày 31/5 là 6.893,4 tỷ đồng (tăng 0,05% so với cùng kỳ năm trước).

Đến ngày 31/5, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM đã giải quyết, chi trả BHXH, BHTN cho 512.634 lượt người (giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, số người hưởng BHXH một lần là 40.737 người (giảm 12,2% so với cùng kỳ).

Cũng trong 5 tháng đầu năm 2024, các bệnh viện trên địa bàn tiếp nhận 8,88 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT (tăng 13,12% so với cùng kỳ năm trước). Số tiền chi khám chữa bệnh BHYT là 9.880 tỷ đồng (tăng 16,87%).

Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội TP.HCM cho biết đã thanh tra, kiểm tra 461 đơn vị. Qua đó, ghi nhận các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền 99 tỷ đồng. Số tiền khắc phục ngay thời điểm thanh tra, kiểm tra là 32 tỷ đồng (tỷ lệ khắc phục 32%).

Để tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả các chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố, góp phần hoàn thành các mục tiêu trong năm 2024, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm.

Trong đó, tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia. Liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý doanh nghiệp, quản lý lao động giữa các cơ quan (Thuế, Kế hoạch Đầu tư, Công an,...) để xác định chính xác số doanh nghiệp, người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN để yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tiếp tục củng cố, mở rộng tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tìm hiểu về chính sách, dễ dàng liên hệ tham gia BHXH tự nguyện và BHYT.

Song song đó, thực hiện công tác xét duyệt chi trả các chế độ BHXH, BHTN bảo đảm đầy đủ quyền lợi người hưởng, giải quyết kịp thời, đúng quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trong việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ và quy định của pháp luật, thường xuyên tổ chức kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm giải quyết chế độ, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, phòng ngừa và ngăn chặn việc lạm dụng quỹ. Tiếp tục phối hợp Bưu điện đổi mới phương thức phục vụ chi trả; Đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ và BHXH Việt Nam...

Xem thêm
Tổng thống Putin đặt vòng hoa viếng Bác Hồ và các anh hùng liệt sỹ

Chiều 20/6, trong khuôn khổ các hoạt động tại Việt Nam, Tổng thống Putin đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nuôi tôm cân bằng sinh học, tái tạo môi trường

Mô hình nuôi tôm cân bằng sinh học, tái tạo môi trường sống không thay nước, không sử dụng hóa chất Clorine, BKC và kháng sinh mang lại hiệu quả cao cho người nuôi tôm.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Hai lần lên xứ đá biên cương

Con người, núi đồi và cả… hương rượu ngô miền biên viễn luôn nồng nàn, say đắm lạ kỳ như cách đây tròn một năm - thời điểm tôi cùng đồng nghiệp lên cao nguyên Hà Giang.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm