| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM vượt ngưỡng 6.000 ca Covid-19

Chủ Nhật 04/07/2021 , 22:13 (GMT+7)

Từ đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, TP.HCM có tổng cộng 6.034 ca mắc Covid-19 và là địa phương có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất trong những ngày qua.

Tổng số ca dương tính SARS-CoV-2 ghi nhận tại TP.HCM phân theo ngày công bố của Bộ Y tế.

Tổng số ca dương tính SARS-CoV-2 ghi nhận tại TP.HCM phân theo ngày công bố của Bộ Y tế.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính từ 18 giờ ngày 3/7 đến 18 giờ ngày 4/7, TP.HCM ghi nhận 599 ca mắc Covid-19, trong đó 577 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa và 22 trường hợp đang điều tra dịch tễ. Như vậy, những ngày gần đây, TP.HCM liên tiếp có số ca mắc ở ba con số.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long trong cuộc họp trực tuyến do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng 4/7 nhận định, số ca mắc TP.HCM tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, dịch bệnh hiện nay trên địa bàn TP.HCM diễn biến phức tạp, khó lường. Dù siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch nhưng TP.HCM vẫn chưa thật sự kiểm soát được dịch bệnh.

Do đó, Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu UBND TP.HCM, các Sở - ngành, quận - huyện nghiêm túc nhìn nhận lại quá trình thực hiện, xác định hạn chế, khắc phục và đưa ra những giải pháp phù hợp.

Phường Tam Phú, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cộng đồng chung cư Tam Phú. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phường Tam Phú, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cộng đồng chung cư Tam Phú. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Để nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch triệt để, sớm ổn định tình hình, TP.HCM thay đổi chiến lược truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. Đồng thời, thành lập Trung tâm điều phối xét nghiệm Covid-19 do một Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách nhằm phân bổ lực lượng linh hoạt, đẩy nhanh tốc độ truy vết, mỗi quận huyện bổ sung thêm 10-30 nhân lực chuyên điều tra truy vết tùy theo tình hình dịch bệnh của từng quận huyện.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ngày 4/7 cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 thành viên Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM.

Cụ thể, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu chịu trách nhiệm thực hiện vận động nguồn lực xã hội trang bị cơ sở vật chất chuẩn bị cho công tác điều trị đối với phương án 15.000 người nhiễm.

Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê chịu trách nhiệm chỉ đạo về công tác thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hữu Hiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các khu cách ly tập trung trên địa bàn TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại các Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung; công tác đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác xét nghiệm và truy vết.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác đảm bảo cung ứng hàng hóa, hoạt động các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị trên địa bàn nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác xây dựng, sửa chữa các công trình phục vụ cho công tác điều trị, cách ly phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo hệ thống cơ sở y tế của TP.HCM, phối hợp các lực lượng hỗ trợ của Trung ương để triển khai các nội dung thực hiện theo các chỉ đạo của Trung ương và TP.HCM.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM khuyến cáo, người dân cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM và khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Chủ động khai báo y tế khi nhận thấy bản thân có nguy cơ dịch bệnh. Trường hợp nằm trong khu vực phong tỏa, người dân cần thực hiện nghiêm các quy định để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và gia đình.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.