| Hotline: 0983.970.780

Trách nhiệm Monsanto phải được làm rõ

Thứ Ba 07/08/2012 , 11:17 (GMT+7)

Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) tồn đọng gần 320 tấn giống ngô quá đát tương đương số tiền 22,8 tỷ đồng đến nay được 1 năm, nhà cung cấp Monsanto “nói tới, nói lui”, cuối cùng thì sao?

Giống C919 của Monsanto ở thời điểm có đến 3 nhà phân phối là Cty SPC, Docam, Hóc Môn, nhưng nay chỉ còn công ty Dekalb và CP giống cây trồng miền Nam

Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) tồn đọng gần 320 tấn giống ngô quá đát tương đương số tiền 22,8 tỷ đồng đến nay được 1 năm, nhà cung cấp Monsanto “nói tới, nói lui”, cuối cùng thì sao?

Xin được nhắc lại, vào tháng 8/2010 Tập đoàn Monsanto thành lập Cty TNHH Dekalb Việt Nam để nhập khẩu kinh doanh giống bắp của Monsanto, điều này có nghĩa Monsanto đã  “biến” văn phòng đại diện (VPĐD) trước đây chuyên làm nhiệm vụ “hỗ trợ xúc tiến thương mại” sang “mô hình” công ty kinh doanh do ông Nguyễn Anh Thi, nguyên trưởng đại diện sang làm GĐ.

Cty này ra đời theo ý đồ của tập đoàn Monsanto là nhằm “kiểm soát giá hạt giống và điều tiết hàng khi gặp thị trường sốt lạnh, sốt nóng”. Thật ra, đó là ý tưởng không thực bởi hoạt động kinh doanh là phải sinh lợi, nên suy cho cùng Dekalb vẫn phải làm nhiệm vụ bán hàng để “nuôi” nhân sự.

Nhưng kể cũng lạ, như Syngenta là công ty SX và cung cấp hạt giống bắp lai hàng đầu của VN tương tự Monsanto, nhưng từ trước đến nay họ chỉ có VPĐD, còn chuyện mua bán kinh doanh hạt giống thuộc về nhà phân phối, Syngenta không hề can thiệp, không có kiểu thành lập ra công ty con để cạnh tranh với chính đối tác của mình như cách làm “sáng tạo” của Monsanto.

Thế nên, từ khi Cty Dekalb ra đời, Cty SPC kinh doanh luôn gặp khó khăn vì không chịu nổi áp lực từ công ty này là bắt buộc phải nhập hàng giá cao hơn thị trường, thậm chí vượt quá nhu cầu khả năng tài chính của DN, hơn nữa còn phải bị cạnh tranh bởi hai Cty Minh Hưng (phía Nam) và ADI (phía Bắc) cũng là nhà phân phối “con” của Dekalb. Trong khi đó, mặt hàng phân phối độc quyền của SPC tính ra chỉ có 3 giống là C919, DK414, DK9901, ngoại trừ DK9901 xem ra còn mới, ra “lò” được hơn 2 năm đang “hot” trên thị trường, còn lại 2 giống kia đã cũ, C919 có mặt trên thị trường đã 15 năm nay, giống DK414 cũng hơn 5 năm mà Cty Monsanto đã vào kế hoạch loại bỏ ngay từ năm 2011 nhằm thay giống khác.

 Thế mà cách đây hơn 2 tháng, Cty Dekalb yêu cầu Cty SPC mua đứt bán đoạn lô hàng 1.200 tấn giống C919 với giá 62 ngàn/kg tương đương giá trị tới 74 tỷ đồng, trong khi trong kho Cty vẫn còn tồn 150 tấn C919, dù ra giá có 57 ngàn/kg bán vẫn cứ trầy trật. Có ai chấp nhận kiểu kinh doanh không theo qui luật cung cầu thị trường như Cty Dekalb không? Phải chăng, Dekalb đang độc quyền nên sinh “cửa quyền”? Lần này, dù phía SPC đã xuất hàng (“trả hàng”) cho Monsanto từ tháng 9/2011 để chờ hàng mới nhưng đến nay gần 1 năm, mặc dù phía Monsanto đưa ra các phương án giải quyết nhưng lại không khả thi theo kiểu “mèo vờn chuột”, cuối cùng là loại Cty SPC ra khỏi cuộc chơi.

Điều đáng nói, trước đó đã từng xảy ra với số lượng trên 300 tấn giống quá đát. Tuy nhiên, lúc đó do hai bên còn giữ mối quan hệ tốt đẹp, Monsanto chưa có công ty “sân sau” như Dekalb nên đã chủ động đổi hàng và tự nguyện mang hàng đi tiêu hủy ở Củ Chi.

+ “Đây không phải là vấn đề tranh chấp của Monsanto. Theo nguồn tin được giấu tên thì Cty SPC đã có văn bản gửi trực tiếp đến Tổng thống Obama, Đại sứ quán Mỹ ở VN, Bộ Nông nghiệp Mỹ và CEO của Monsanto toàn cầu của Mỹ rồi. Như vậy, có lẽ SPC muốn làm việc trực tiếp với bên Mỹ” (ông Nguyễn Anh Thi - TGĐ Công ty Dekalb VN).

+ Tại buổi làm việc với lãnh đạo báo NNVN tại TPHCM, ông Trương Huy Hoàng Tam Dũng (nguyên GĐ Cty SPC) cho biết, ông đã bàn giao công việc điều hành cho GĐ mới vào ngày 8/6/2010 trước khi về đảm nhiệm chức vụ Phó TGĐ TCty Nông nghiệp Sài Gòn, trong quá trình bàn giao số liệu các hợp đồng kinh tế tồn đọng đều được giải quyết không có gì khúc mắc. Hơn nữa, trước đó hàng năm công ty đều có kiểm toán độc lập. Vì vậy, việc tồn đọng hàng quá đát không còn thuộc trách nhiệm của ông nữa.

Đến đây dư luận đặt dấu hỏi, vậy lô hàng gần 320 tấn quá đát (tương đương 8 container) từ năm 2009 đến tháng 6/2010 (trong đó giống C919 chiếm hơn 90%) hiện đang ở đâu? Một nguồn tin cho biết, lô hàng này đang nằm trong kho của Cty Dekalb đang thuê ở tỉnh Bình Dương. Trong khi đó, theo ông La Đức Vực, nguyên PGĐ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai), phụ trách nghiên cứu cây bắp cho biết, giống bắp lai tồn cao nhất từ 12-18 tháng, sau đó không nên tái chế mà cần phải công khai tiêu hủy để đảm bảo quyền lợi cho người SX.

Nên nhớ, giá nhập khẩu 1 kg giống bắp lai của Monsanto hiện vào khoảng trên dưới 3 đô-la Mỹ (hơn 60 ngàn/kg) nhưng ra thị trường đều bán cao ngất ngưởng. Cụ thể vụ 2 (còn gọi là vụ thu đông) năm nay ở các tỉnh miền ĐNB, giá bán các giống như DK 6919, 9901, 9955, 8868 đưa xuống đại lý đều niêm yết không dưới 95 ngàn/kg, tức đến tay người nông dân phải là 100 ngàn đồng/kg. Điều này có nghĩa, nhà phân phối chỉ cần 1 năm tiêu thụ 1.000 tấn giống của Monsanto là đã đạt doanh số 90-100 tỷ đồng, chỉ tính mức lợi nhuận 15% là có trong tay vài chục tỷ.

 Do vậy, dù hợp đồng mua bán giống giữa Monsanto với Cty CP giống cây trồng miền Nam (SSC) cũng chẳng khác gì mấy so với SPC, dài 19 trang giấy với 54 điều khoản nhưng chỉ thấy toàn có lợi cho Cty Monsanto, nhưng SSC vẫn làm...  thinh.

Trước đó, ít ai biết ngoài Cty SPC, còn có Cty TNHH Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai (Docam) và Cty CP Hóc Môn từng là nhà phân phối, từng dốc hết tiền, dốc hết tâm huyết cho Monsanto để phân phối 2 giống C919 và DK 414. Tuy nhiên, về sau hai Cty Docam và Hóc Môn buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng với đối tác vào năm 2010 do cũng tiềm ẩn quá nhiều rủi ro và thua thiệt.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm