| Hotline: 0983.970.780

Tràn lan cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục

Thứ Sáu 05/11/2021 , 11:50 (GMT+7)

ĐỒNG NAI Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã xử phạt hàng loạt đại lý buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục.

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra hàng loạt đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn nhằm xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh thuốc kém chất lượng, quảng cáo không đúng với chất lượng sản phẩm, đặc biệt là tình trạng thuốc ngoài danh mục (không được phép sản xuất, mua bán do có độc tính cao, nếu tồn dư trên nông sản gây nguy hại cho người và vật nuôi). 

Cụ thể: Kiểm tra cửa hàng do bà Hoàng Thị Lan làm chủ tại xã Gia Kiệm, Thống Nhất lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng này có hành vi "Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Buôn bán sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam". Sản phẩm vi phạm là Chế phẩm diệt côn trùng Samper Gold 55 0EC, hiệu Vua Ruồi Muỗi, sản xuất ngày 27/02/2020 do Công ty TNHH sản xuất thương mại An Gia Phú (số 40/17/9 Đường số 7, KP 12, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TPHCM.) đăng ký, sản xuất và phân phối.

Cũng tại cửa hàng của bà Hoàng Thị Lan, lực lượng chức năng còn phát hiện có hành vi "Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó đối với sản phẩm". Đó là  Thuốc trừ sâu Bakari 86 EW, hiệu Ruồi Vàng Super sản xuất ngày 06/11/2018 do Công ty TNHH Hóa sinh Phú Phong (số 194 Tổ 2 ấp Bình Tiền 1, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đăng ký, sản xuất và phân phối. Với 3 hành vi vi phạm, cửa hàng bà Hoàng Thị Lan bị xử phạt 8.800.000 đồng.

Tại xã Núi Tượng, huyện Tân Phú, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng do ông Vũ Văn Minh  có hành vi buôn bán 1 sản phẩm  không có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam. Đó là sản phẩm Hoạt chất diệt côn trùng Santoso 100SC hiệu Siêu Bọ Trĩ có sản xuất ngày 01/04/2020, và hạn sử dụng 03  năm do Công ty CP TM Vina Thái (35/51A1, Nguyễn Thị Búp, P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM) phân phối và chịu trách nhiệm. Với hành vi trên cơ quan chức năng xử phạt cửa hàng 4.000.000 đồng.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra tại một đại lý kinh doanh thuốc BVTV.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra tại một đại lý kinh doanh thuốc BVTV.

Tương tự, tại cửa hàng Nguyễn Thanh Tâm xã Phú Lập, Tân Phú, lượng chức năng tiếp tục phát hiện có hành vi Buôn bán sản phẩm không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đó là sản phẩm Hoạt chất diệt côn trùng Santoso 100SC (hiệu Cú đấm thép) sản xuất ngày 01/07/2019 có hạn sử dụng 03  năm do nhà phân phối Vũ Đình Nhận ở xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Với hành vi trên cửa hàng bị xử phạt 4.000.000 đồng.

Tại huyện Trảng Bom cơ quan chức năng phát hiện cửa hàng Gịp A Cẩu thuộc xã Bàu Hàm bị xử lý về hành vi Buôn bán  sản phẩm  không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đó là sản phẩm Chế phẩm diệt côn trùng SAMPER GOLD 550EC, 1 lít/1 chai sản xuất ngày 25/10/2019 (đơn giá 384.000đ/chai), của Công ty cổ phần Sam có địa chỉ tại Lô B226A, đường số 7, KCN Thái Hòa, ấp Tân Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Với hành vi trên cửa hàng Gịp A Cẩu bị phạt 9 triệu đồng.

Tại cửa hàng Phan Ngọc Anh xã Bảo Hoà, huyện Xuân Lộc lượng chức năng cũng phát hiện có hành vi Buôn bán 1 sản phẩm thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam đối với sản phẩm Thuốc diệt côn trùng DELTA GOLD. Cửa hàng này cũng vi phạm về Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn. Qua đó bị xử phạt 5,5 triệu đồng.

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều sản phẩm ngoài danh mục. 

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều sản phẩm ngoài danh mục. 

Cửa hàng VTNN Ngọc Linh do bà Đào Thị Mỹ Linh ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc cũng bị cơ quan chức năng phạt 10,5 triệu đồng đối với hàng các vi phạm như: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn; Buôn bán 02 sản phẩm thuốc  không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam là Thuốc diệt côn trùng DELTA GOLD và sản phẩm Thuốc diệt côn trùng OVERRAGON.

Cửa hàng ông Đồng Văn Đảng xã Phú Lập, xã Phú Lập, Tân Phú cũng bị lực lượng chức năng phát hiện có hành vi Buôn bán sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam là Hoạt chất diệt côn trùng Santoso 100SC (hiệu Vẹt Xanh), loại chai 480ml, sản xuất ngày 01/08/2019, hạn sử dụng 03 năm (giá 95.000đ/chai) do Công ty CP Tỷ Phúc Thịnh (số 41, đường số 6, ấp 3, Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Với các hành vi vi phạm trên cửa hàng bị phạt 6.500.000 đồng.

Tại huyện Vĩnh Cửu, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng của bà Nguyễn Thị Phương Mai (VTNN Bảo Toàn) xã Vĩnh Tân có hành vi Buôn bán sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam. Đó là sản phẩm Hoạt chất diệt côn trùng Santoso 100SC hiệu Vẹt Xanh sản xuất ngày 01/3/2020, hạn sử dụng 03 năm của Công ty CP Tỷ Phúc Thịnh (số 41, đường số 6, ấp 3, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP.HCM) phân phối; Hoạt chất diệt côn trùng SAM SAN vua vẽ bùa, 100ml/1 chai, sản xuất ngày 01/5/2020, hạn sử dụng 3 năm cũng của Công ty CP Tỷ Phúc Thịnh.

    Tags:
Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm