| Hotline: 0983.970.780

Tràn lan xây dựng biệt thự, biệt phủ... trái phép trên đất nông trường Quý Cao

Thứ Năm 19/05/2022 , 14:16 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Không phải cán bộ, công nhân viên nông trường Quý Cao nhưng lại có đất giao khoán ở đây và ngang nhiên xây dựng công trình kiên cố, biệt thự, nhà nghỉ,...

Công trình trái phép mọc lên như nấm trên đất đã được giao khoán sản xuất nông nghiệp của Công ty Quý Cao. Ảnh: Đinh Mười.

Công trình trái phép mọc lên như nấm trên đất đã được giao khoán sản xuất nông nghiệp của Công ty Quý Cao. Ảnh: Đinh Mười.

Hơn 100ha đất thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Quý Cao (Công ty Quý Cao), đóng trên địa bàn huyện Tiên Lãng những năm gần đây đã bị biến tướng.

Tại các thửa đất được giao khoán đất để sản xuất nông nghiệp, nhiều người đã tự ý xây dựng nhà ở kiên cố.

Thậm chí, thời gian gần đây, nhiều người dân không phải cán bộ, công nhân viên Công ty Quý Cao "bỗng dưng" cũng có đất giao khoán và xây dựng hàng loạt biệt thự, nhà trọ,... trái phép.

Ghi nhận thực tế của PV, dọc theo Quốc lộ 10, thuộc địa phận xã Đại Thắng và xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, phần đất thuộc nông trường Quý Cao, hàng loạt hàng quán, nhà nghỉ, nhà xưởng, nhà cao tầng mọc lên san sát, công khai hoạt động nhiều năm nay.

Căn biệt thự xây dựng trái phép rộng hơn 300m2 của ông Nguyễn Mạnh Hùng đang được hoàn thiện. Ảnh: Đinh Mười.

Căn biệt thự xây dựng trái phép rộng hơn 300m2 của ông Nguyễn Mạnh Hùng đang được hoàn thiện. Ảnh: Đinh Mười.

Sâu vào bên trong, xen kẽ giữa các hàng cây vải, cây nhãn của nông trường là những ngôi nhà, biệt thự nhà vườn, nhà thờ được xây dựng rất kiên cố đã được đưa vào sử dụng, có cả những căn rộng đến vài trăm mét vuông đang được thợ hoàn thiện.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, một người dân ở xã Đại Thắng (không phải cán bộ, công nhân viên nông trường) nhưng cũng có đất của nông trường và đang xây dựng gần xong căn biệt thự rộng hơn 300m2.

Khi được hỏi, ông Hùng thẳng thừng thừa nhận việc xây dựng trái phép và cho biết, năm 2017, đã mua 4.500 m2 đất nông nghiệp nói trên từ một cán bộ Công ty Quý Cao với giá 3 tỷ đồng rồi xây dựng biệt thự.

Ông Hùng khẳng định việc vi phạm này không chỉ riêng gia đình ông mà còn nhiều người xây cả nhà nghỉ, nhà trọ, nhà cao tầng kiên cố trên đất nông trường nhiều năm nay mà không thấy đơn vị nào xử lý.

“Không chỉ riêng mình tôi đâu, bên kia còn nhiều nhà cao tầng khác xây trên đất nông trường,… tôi có thể dẫn các anh vào xem tận nơi”, ông Hùng cho hay.

Những căn nhà tiền tỷ 'vô tư' mọc trên đất giao khoán của Công ty Quý Cao. Ảnh: Đinh Mười.

Những căn nhà tiền tỷ "vô tư" mọc trên đất giao khoán của Công ty Quý Cao. Ảnh: Đinh Mười.

Vấn đề này, Vấn đề này, ông Bùi Văn Toàn – Tổng giám đốc Công ty Quý Cao thừa nhận, hiện đang có 112 hộ dân xây dựng công trình kiên cố trái phép trên đất nông, lâm trường.

Khi người dân có động thái xây dựng nhà kiên cố trên đất nông trường, đơn vị cũng đã cử người xuống để thông báo nhắc nhở và thậm chí có lập biên bản một vài trường hợp nhưng người dân không chấp hành.

Còn việc vì sao các hộ dân không phải là cán bộ, công nhân, con em nông trường lại có đất đã được giao khoán thì ông Toàn lại né và cho rằng do "lịch sử để lại".

“Trong hợp đồng giao khoán, người dân chỉ được xây dựng lán tạm để trông coi, không được dựng nhà kiên cố. Biết là sai nhưng chúng tôi lực bất tòng tâm, nhờ cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết sự vụ này thôi”, ông Toàn đùn đẩy.

Trụ sở Công ty Quý Cao hoang tàn, nhìn giống như không còn hoạt động. Ảnh: Đinh Mười.

Trụ sở Công ty Quý Cao hoang tàn, nhìn giống như không còn hoạt động. Ảnh: Đinh Mười.

Theo lãnh đạo UBND xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, việc người dân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của Công ty Quý Cao đã diễn ra nhiều năm nay.

Đầu tháng 3/2022, theo chỉ đạo của UBND huyện Tiên Lãng, UBND xã Đại Thắng đã lập biên bản vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp đối với 16 trường hợp tính từ năm 2015 trở về đây.

Mặt khác, yêu cầu các hộ đang có hoạt động xây dựng dừng thi công, giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh các hạng mục mới.

Tuy nhiên, 16 hộ vi phạm không ký vào biên bản, trong đó, có 3 ba hộ không chấp hành, cố tình tiếp tục xây dựng là hộ ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Đoàn Văn Thông và bà Phạm Thị Sen.

“Nhiều người còn không tiếp cán bộ chúng tôi cử xuống làm việc và khẳng định chỉ làm việc với Công ty Quý Cao”, ông Lương Minh Sơn, Phó chủ tịch xã Đại Thắng cho hay.

Đất nông nghiệp thuộc quản lý của Công ty Quý Cao bị xâm phạm nghiêm trọng. Ảnh: Đinh Mười.

Đất nông nghiệp thuộc quản lý của Công ty Quý Cao bị xâm phạm nghiêm trọng. Ảnh: Đinh Mười.

Theo tìm hiểu của Báo Nông nghiệp Việt Nam, Công ty Quý Cao tiền thân là nông trường Quý Cao, được thành lập năm 1993.

Công ty này được giao quản lý, sử dụng 122ha đất, chủ yếu trên địa giới hành chính các xã Đại Thắng, Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng và xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Năm 2015, Công ty có quyết định giải thể để bàn giao diện tích đất về UBND huyện Tiên Lãng quản lý nhưng do vướng mắc địa giới giữa 2 tỉnh, thành phố nên chưa thực hiện được.

Đến năm 2020, Chính phủ có Nghị quyết 59/NQ-CP xác định địa giới hành chính giữa Hải Phòng và Hải Dương để giải quyết vướng mắc do lịch sử để lại, trong đó có phân định cột mốc tại nông trường Quý Cao.

UBND huyện Tiên Lãng đã có văn bản đề nghị lãnh đạo Công ty Quý Cao phối hợp với chính quyền địa phương quản lý đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, phía Công ty Quý Cao không phản hồi, báo cáo lại, lãnh đạo công ty cũng chưa không cung cấp các loại giấy tờ, tài liệu liên quan.

"Đây là vụ việc vi phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai và trật tự xây dựng. Huyện đã báo cáo thành phố và có văn bản chỉ đạo lực lượng công an điều tra, nắm bắt tình hình, đánh giá mức độ vi phạm của người dân", ông Phạm Xuân Hòa, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng cho biết.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.