| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi việc Facebook phát sóng Ngoại hạng Anh

Thứ Ba 18/09/2018 , 06:05 (GMT+7)

Người hâm mộ Việt Nam từ lâu đã quen với việc theo dõi bóng đá qua tivi, nhưng điều này có thể sớm phải thay đổi trong tương lai gần.

Xu thế của mạng xã hội

Việc những mạng xã hội hoặc các trang thương mại điện tử thâu tóm bản quyền truyền hình của những giải đấu lớn hoặc tự sản xuất các chương trình liên quan đến thể thao không còn là chuyện hiếm. Man City, đương kim vô địch Ngoại hạng Anh, đã ký hợp đồng lên tới hàng chục triệu USD với công ty con của Amazon, để hãng này sản xuất độc quyền những đoạn video hậu trường về họ. Cách đây một tháng, Amazon thậm chí còn ra mắt một bộ phim được đánh giá là hoành tráng có tên “All or nothing” về Man City.

13-20-58_1
Facebook và Amazon đang lấn sân sang lĩnh vực truyền hình, và có kế hoạch trở thành một đài truyền hình trong tương lai

Nếu như trước đây, những đội bóng ra sân chủ yếu bằng tình yêu với bóng đá, thì ngày nay môn thể thao này được coi là một ngành công nghiệp kinh doanh, nơi người ta tận dụng từ gấu tay áo để quảng cáo kiếm tiền. Vì vậy, không riêng gì lĩnh vực bản quyền truyền hình, có một quy tắc rất rõ ràng trong xu thế thương mại hóa môn thể thao vua, đó là nơi nào trả tiền cao hơn, nơi đó sẽ có miếng bánh ngon nhất.

Trước khi thâm nhập thị trường Đông Nam Á, Facebook đã phát sóng các trận đấu của giải Nhà nghề Mỹ (MLS), La Liga (Tây Ban Nha). Mạng xã hội lớn nhất thế giới chứng tỏ được khả năng truyền dẫn, phát sóng và phục vụ đông đảo người dùng trên toàn cầu (ước tính khoảng hơn 2 tỷ người). Việc bỏ ra 264 triệu USD để mua bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia là bước đi tiếp theo của tập đoàn này. Ngay cả những đài truyền hình mạnh, có tên tuổi ở khu vực này như BT Sport, beIN Sports, cũng đấu không lại với tiềm lực tài chính khổng lồ của Facebook, do họ bị dàn trải vốn để mua bản quyền tại Anh, các nước Ả Rập hay Bắc Mỹ.

Facebook, Youtube và Netflix đã chen chân vào được những thị trường đông dân nhưng chưa có sự đầu tư tương xứng của những kênh truyền hình lớn. Việc bỏ ra hơn 200 triệu USD tại khu vực có hơn 200 triệu người dân của Facebook được tờ The Times bình luận là “cú đấm đầy sức nặng”, khiến những kênh truyền hình truyền thống choáng váng.

Tại Việt Nam, trong 3 mùa kế tiếp từ 2019 đến 2022, các nhà đài sẽ không còn phải đàm phán với những kênh trung gian nắm bản quyền Ngoại hạng Anh như MP&Silva hay IMG. Họ sẽ phải thương nghị với Facebook, một công ty chưa có văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam. Khó khăn là điều khó tránh, bởi mức giá Facebook bỏ ra lớn hơn rất nhiều con số 46 triệu USD mà Ban đàm phán mua bản quyền Ngoại hạng Anh từng đề nghị cho 3 mùa 2016-2019.

Nhiều nước trên thế giới, thay vì đối đầu, đã chọn cách thỏa hiệp với Facebook. Chẳng hạn tại Mỹ, mạng xã hội này được phép các trận đấu, không giới hạn về giải đấu, nhưng chỉ trên hạ tầng Internet và di động. Họ bị cấm nếu muốn lấn sân sang các hạ tầng khác, chẳng hạn Smart TV. Bằng cách này, Facebook tạm được xem là không mâu thuẫn quyền lợi với những kênh truyền hình truyền thống.
 

Cấm Facebook: Liệu có khả thi?

Thông tin Facebook nắm bản quyền Ngoại hạng Anh xuất hiện từ cuối tháng 7, nhưng phải sau một tháng rưỡi, Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPay TV) mới có kiến nghị gửi lên Bộ Thông tin & Truyền thông, trong đó đề nghị không cấp phép cho Facebook nếu mạng xã hội này không đảm bảo yêu cầu kiểm duyệt, bình luận. Theo lý lẽ của VNPay, một nội dung như giải Ngoại hạng Anh, muốn được phát trên lãnh thổ Việt Nam, cần có bình luận tiếng Việt. Ngoài ra, Facebook cũng không phải một tổ chức báo chí để được phát những chương trình truyền hình như giải Ngoại hạng Anh.

VNPay cũng nhận định, Facebook có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh của Việt Nam, và khó đảm bảo các quy định về nội dung theo Luật Báo chí. VNPay đánh giá, Bộ Thông tin & Truyền thông cần có biện pháp để đảm bảo quyền lợi của các nhà đài, nhằm tránh thất thu ngân sách.

13-20-58_2
Ngoại hạng Anh là giải đấu thu hút nhiều người xem nhất thế giới. Trong nhiều năm gần đây, đài nắm giữ bản quyền giải đấu này rất được người Việt Nam quan tâm

Ông Lê Đình Cường, Phó Chủ tịch VNPay cho biết: “Chúng tôi mong muốn Bộ Thông tin & Truyền thông có giải pháp để Facebook chia sẻ gói bản quyền Ngoại hạng Anh cho các đơn vị tại Việt Nam”.

Ông Cường cũng cho rằng giải pháp tốt nhất lúc này, là các nhà đài và Facebook nên trở thành đối tác, tận dụng các điểm mạnh của nhau, sao cho phục vụ khán giả một cách tốt nhất. VNPay có kinh nghiệm phát sóng và mạng lưới phủ khắp cả nước, trong khi Facebook, nếu chỉ phát sóng trên nền tảng Internet, sẽ khó phục vụ tốt những khán giả truyền thống, có thói quen theo dõi bóng đá qua tivi. “Nếu Facebook đồng ý chia sẻ, các đài cần cân nhắc thật kỹ con số họ đưa ra”, ông Cường nhấn mạnh.

Ý kiến của ông Cường cũng nằm trong kế hoạch của Facebook nhằm đẩy mạnh thị trường. Tại Thái Lan, một số nguồn tin cho rằng mạng xã hội này đã chọn kênh truyền hình True Visions để sản xuất các chương trình Ngoại hạng Anh, gồm bình luận tiếng Thái, và phát sóng trên nhiều nền tảng khác nhau, bên cạnh Internet. Tuy nhiên, vào thời điểm này, chưa rõ ý đồ của Facebook tại Việt Nam.

Dưới góc độ người hâm mộ, HLV Đoàn Minh Xương ủng hộ Facebook phát sóng Ngoại hạng Anh. Chiến lược gia người TPHCM bày tỏ: “Trước đây, các giải bóng đá chỉ là sân chơi riêng của các đài truyền hình. Với cách mạng công nghệ 4.0, Facebook đã phá vỡ thế độc quyền đó. Tôi tin người xem sẽ hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh giữa công nghệ và cách xem tivi truyền thống. Nay người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại là có thể theo dõi được các giải đấu”.

Facebook bắt đầu xâm nhập Việt Nam vào giữa thập niên 2000. Mạng xã hội này từng bước đánh bại những người khổng lồ như Yahoo để trở thành kênh liên lạc nhiều nhất giữa mọi người tại Việt Nam. Trong quá khứ, nhiều lần người dùng gặp khó khăn trong việc vào Facebook, nhưng theo thời gian, Việt Nam phải theo xu thế chung của toàn cầu và gần như mở cửa tự do Facebook.

Theo ước tính, hai phần ba trong hơn 90 triệu dân Việt Nam sử dụng Facebook. Nếu bỏ qua lứa tuổi nhi đồng, hầu như toàn bộ người dân nước ta sử dụng mạng xã hội này.

Xem thêm
Chuyện tình khó quên của tác giả ‘Tiến về Sài Gòn’

Chuyện tình khó quên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, tác giả ca khúc ‘Tiến về Sài Gòn’ được hé lộ trong chương trình Nông nghiệp Radio lúc 20h tối nay 27/4.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm