| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 13/02/2014 , 10:46 (GMT+7)

10:46 - 13/02/2014

Trẻ vị thành niên phạm tội, những con số khủng khiếp

Theo số liệu thống kê, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã phát hiện 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra...

Theo số liệu của Ban chỉ đạo đề án IV “Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”, thì trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã phát hiện 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó (2000 - 2006).


Ảnh: Tuoitre.vn

Nghĩa là tính từ năm 2007 đến năm 2013, bình quân mỗi năm có trên 10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội. Bình quân mỗi ngày xảy ra trên 30 vụ án với gần 40 đối tượng. Con số này cũng tương đương với số vụ tai nạn giao thông và số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm và hàng ngày. Quả là những con số khủng khiếp, khiến cả những người vô cảm nhất cũng phải rùng mình.

Tội phạm do trẻ vị thành niên gây ra chủ yếu là các tội: Trộm cắp tài sản; Cố ý gây thương tích; Gây rối trật tự công cộng; Cướp tài sản; Cướp gật tài sản; Đánh bạc; Hiếp dâm; Cưỡng dâm; Cưỡng đoạt tài sản; Giết người… Với mỗi vụ án, hầu hết những tội phạm vị thành niên đều phạm cùng một lúc nhiều tội danh.

Trong đó có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với những đối tượng vị thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, như vụ Lê Văn Luyện tàn sát cả 1 gia đình (giết 3 người và gây thương tích cho 1 người), cướp số tài sản trị giá hơn 1 tỷ đồng của tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang; vụ Lý Nguyễn Chung giết người, cướp tài sản cũng ở Bắc Giang (chính vụ án này đã gây ra nỗi oan 10 năm tù cho ông Nguyễn Thanh Chấn). Khủng khiếp hơn là những vụ cháu giết ông bà, con giết cha hay giết mẹ…

Và càng khủng khiếp hơn nữa là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa. Trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dưới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%. Nếu như Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 người khi chỉ còn kém vài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trường ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình Định, giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83 tuổi) để cướp 700 ngàn khi Trường chưa đầy 16 tuổi.

Nông Văn Công ở xã Ngọc Đường, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang giết mẹ đẻ là bà Lưu Thị Linh để cướp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinh lớp 9 của trường phổ thông THCS xã Ngọc Đường. Mông Thế Xương ở xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã vung dao giết người để cướp tài sản khi Xương mới 14 tuổi 7 tháng…

Thống kê trên cũng cho biết thêm, có đến trên 70% số đối tượng trong tổng số 94.300 đối tượng vị thành niên phạm tội là ở các thành phố, thị xã. Số đối tượng ở nông thôn chỉ chiếm 24%. Nhưng dù ở thành thị hay nông thôn thì hầu hết những đối tượng vị thành niên phạm tội đều thiếu sự quan tâm của gia đình nên hoặc đã bỏ học, hoặc có học lực yếu. Về nhân thân, rất nhiều đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ bỏ nhau hay mồ côi. Những con số đó nói lên điều gì?!

 

Thành phố, thị xã là những nơi có rất nhiều sự cám dỗ về vật chất cũng như những tụ điểm ăn chơi với nhan nhản những trò chơi bạo lực kèm theo rượu mạnh và ma túy. Đó cũng là nơi bọn tội phạm hoành hành, lập băng đảng phạm tội. Thiếu sự quan tâm của gia đình, lứa tuổi vị thành niên rất dễ sa ngã vào những mê cung đó, khi mà nhân cách chưa kịp hình thành một cách vững chắc. Và một khi đã đắm chìm trong đó thì việc lao theo sự rủ rê, lôi kéo của bọ tội phạm để có tiền thỏa mãn những đam mê thấp hèn là điều gần như chắc chắn.

Ngoài nguyên nhân trên, thì con số khủng khiếp về số trẻ vị thành niên phạm tội trên cũng nói lên một điều nữa, là nền giáo dục của nước ta đang thực sự có vấn đề.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm