Các ông lớn công nghệ Trung Quốc xây 'cộng đồng thịnh vượng' nông thôn

Văn Việt - Chủ Nhật, 02/06/2024 , 06:24 (GMT+7)

Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc chi số tiền lớn từ khối tài sản khổng lồ nhằm hưởng ứng lời kêu gọi xây dựng 'cộng đồng thịnh vượng' ở nông thôn.

Lưu Cường Đông ăn mừng khi cổ phiếu JD.com được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq hồi năm 2014. Ảnh: Reuters.

Theo danh sách từ thiện Hurun China, nhà sáng lập ba gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc, mỗi người đã cam kết chi hơn hai tỷ USD cho các hoạt động từ thiện trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022, nhằm hưởng ứng lời kêu gọi xây dựng 'cộng đồng phú dụ' hướng tới thịnh vượng chung của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Dù là số tiền quyên góp kỷ lục vào thời điểm công bố, các ông lớn công nghệ Trung Quốc từ đó đến nay vẫn tiếp tục đổ một số tiền không nhỏ vào nỗ lực trên.

Danh sách ghi nhận 49 nhà hảo tâm, mỗi người đã quyên góp hơn 14 triệu USD từ tháng 4/2021 đến cuối tháng 8/2022, nâng tổng số tiền quyên góp lên mức kỷ lục 10 tỷ USD, nhà nghiên cứu trưởng của Hurun Rupert Hoogewerf cho biết.

10 nhà từ thiện hàng đầu Trung Quốc, đều nằm trong danh sách những người giàu nhất đất nước của Hurun, đã cho đi 6,3% tổng tài sản, tương đương khoảng 8,7 tỷ USD.

Hoogewerf cho hay ba người đứng đầu trong danh sách, với khoản quyên góp khoảng 2 tỷ USD mỗi người, đều đến từ các công ty công nghệ, Internet. "Gần đây, họ đã rút lui ở hậu trường song tất cả đều nhanh chóng phản ứng trước nỗ lực xây dựng 'cộng đồng phú dụ' của đất nước", ông nói.

Vương Hưng, đồng sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Meituan Dianping, đánh cồng trong buổi ra mắt công ty tại Sở giao dịch Chứng khoán Hong Kong tháng 9/2018. Ảnh: Reuters.

"Cộng đồng phú dụ" hay thịnh vượng chung lần đầu tiên xuất hiện như một khái niệm phân phối của cải vào những năm 1950 ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Nó xuất hiện trở lại vào những năm 1980 khi Trung Quốc thử nghiệm chủ nghĩa tư bản và tự do hóa kinh tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần kêu gọi hướng tới mục tiêu thịnh vượng chung như một khái niệm đầy khát vọng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa tầng lớp siêu giàu và người nghèo ở nông thôn. Theo chính phủ, sự sung túc nên được chia sẻ tới tất cả mọi người cả về mặt vật chất và tinh thần, chứ không phải thịnh vượng chỉ dành cho một số ít người thu gom được nhiều cải.

Nhà sáng lập tỷ phú của trang thương mại điện tử JD.com Richard Lưu Cường Đông, người giàu thứ 149 thế giới với tài sản ròng ước tính 11,8 tỷ USD theo Forbes, lần đầu tiên trở thành nhà tài trợ hào phóng nhất Trung Quốc khi cho đi 2,05 tỷ USD. Lưu đã quyên góp 62,38 triệu cổ phiếu loại B của JD.com cho tổ chức từ thiện thuộc bên thứ ba.

Năm 2022, ông từ bỏ 45% cổ phần của mình trong 4 đơn vị thuộc hệ sinh thái JD.com, sau khi rời vị trí giám đốc điều hành trước đó không lâu.

Vương Hưng, nhà sáng lập nền tảng giao đồ ăn Meituan kiêm CEO công ty, người có tài sản trị giá 8,9 tỷ USD theo xếp hạng của Forbes, đứng vị trí thứ hai trong danh sách những nhà hảo tâm hào phóng với 2,03 tỷ USD quyên góp.

Ông đã chuyển 57 triệu cổ phiếu Meituan, khoảng 1/10 cổ phần của mình trong công ty, cho quỹ từ thiện riêng vào tháng 6/2021 để thúc đẩy giáo dục và nghiên cứu khoa học. Động thái này được coi là nhằm hưởng ứng lời kêu gọi ngày càng tăng từ chính phủ đối với các công ty công nghệ lớn nhằm phục vụ phát triển xã hội và chương trình nghị sự quốc gia.

Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Xiaomi Lôi Quân tham dự lễ ra mắt một mẫu điện thoại mới của công ty ở Bắc Kinh hồi tháng 2/2019. Ảnh: Reuters.

Lôi Quân, người đồng sáng lập và giám đốc điều hành nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi, đứng ở vị trí thứ ba với số tiền quyên góp 2 tỷ USD. Được xếp hạng là người giàu thứ 214 thế giới với tài sản ròng 8,9 tỷ USD , ông quyên góp 308 triệu cổ phiếu của công ty mình cho Quỹ Xiaomi và Quỹ Lôi Quân vào tháng 6/2021, theo hồ sơ của sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong.

Theo Hoogewerf, 7 trong 10 nhà từ thiện hàng đầu đã quyên góp cổ phần doanh nghiệp của họ cho các tổ chức từ thiện.

"Quỹ từ thiện đã trở thành một phương tiên quan trọng để thúc đẩy sự thịnh vượng chung và phát triển hoạt động từ thiện ở Trung Quốc", ông nhấn mạnh.

Trong khi giáo dục vẫn là mục tiêu quyên góp được ưu tiên thì cứu trợ thiên tai đứng ở vị trí thứ hai, với 28% nhà từ thiện trong danh sách chi tiền cho mục đích này, chủ yếu là sau trận mưa bão tàn khốc năm 2021 ở các tỉnh Hà Nam và Sơn Tây, Trung Quốc.

Văn Việt (Theo SCMP)
Tin khác
Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài cuối] Năng lượng mặt trời giúp gia tăng giá trị cây trồng
Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài cuối] Năng lượng mặt trời giúp gia tăng giá trị cây trồng

Nhờ sử dụng năng lượng mặt trời trong tưới tiêu, nông dân Ấn Độ tiết kiệm kinh phí vận hành máy bơm, kiếm được tiền khi bán năng lượng điện sạch cho Nhà nước.

GS Andrea Hoa Pham: Ngôn ngữ học lịch sử và giọng Quảng Nam
GS Andrea Hoa Pham: Ngôn ngữ học lịch sử và giọng Quảng Nam

Trong bài này, chúng tôi chỉ bàn về phương pháp nghiên cứu và chất liệu nghiên cứu của Ngôn ngữ học Lịch sử trong nỗ lực đi tìm nguồn gốc những âm và vần lạ trong giọng Quảng Nam.

Tín chỉ carbon, cơ hội và thách thức cho sản xuất nông nghiệp
Tín chỉ carbon, cơ hội và thách thức cho sản xuất nông nghiệp

Tín chỉ carbon là gì, được sử dụng như thế nào? Bài viết của PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài 2] Nông nghiệp tái sinh, năng lượng tái tạo trở thành hướng đi tất yếu
Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài 2] Nông nghiệp tái sinh, năng lượng tái tạo trở thành hướng đi tất yếu

Ấn Độ thúc đẩy các mô hình nông nghiệp sinh thái nhằm hỗ trợ nông dân thích ứng với thời tiết cực đoan, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính từ trồng trọt.

Giá cao su tăng do sản lượng giảm
Giá cao su tăng do sản lượng giảm

Nhu cầu nhập khẩu cao su trên thế giới đang chững lại trong những tháng gần đây, nhưng giá cao su thiên nhiên lại tăng nhiều do sản lượng giảm.

Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài 1] Hồi sinh vùng đất sa mạc hóa
Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài 1] Hồi sinh vùng đất sa mạc hóa

Nông dân ở vùng sa mạc hóa của Ấn Độ chuyển đổi mô hình canh tác bền vững nhằm phục hồi những vùng đất khô cằn, gia tăng lợi nhuận.

Thái Lan đưa ra cảnh báo về 'sầu riêng Hải Nam' của Trung Quốc
Thái Lan đưa ra cảnh báo về 'sầu riêng Hải Nam' của Trung Quốc

Giới chức Thái Lan cảnh báo các nhà xuất khẩu sầu riêng không nên tự mãn vì Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào thị trường 'sầu riêng Hải Nam' với giá khoảng 420.000 đồng/kg.

Tâm tình hạt muối Bạc Liêu
Tâm tình hạt muối Bạc Liêu

Hạt muối Ba Thắc làm xao xuyến một cây bút trẻ, khiến cho một nhà khoa học nổi tiếng và vị tư lệnh ngành nông nghiệp cùng nhiều người khác nữa trăn trở khôn nguôi…

Từ đề thi tuyển sinh lớp 10 của Thanh Hóa: Bất ổn và âu lo
Từ đề thi tuyển sinh lớp 10 của Thanh Hóa: Bất ổn và âu lo8

Về một số điểm không ổn của đề thi Ngữ văn, tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Thanh Hóa năm 2024.

Khoa học bén rễ tới đâu, chuyển giao cho người dân tới đó
Khoa học bén rễ tới đâu, chuyển giao cho người dân tới đó

Ngành lâm nghiệp giờ trải rộng, từ giống, chế biến gỗ, đến dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái…, đòi hỏi người nghiên cứu phải liên tục tìm tòi, đổi mới, sáng tạo.

Người nông dân và tư duy 'không bao giờ hài lòng với hiện tại'
Người nông dân và tư duy 'không bao giờ hài lòng với hiện tại'

Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn, cho rằng: Bản thân người nông dân phải tự vượt qua cái bóng của chính mình, tiêu triệt tư tưởng 'làm ngày nào ăn ngày đó', 'thích thì làm không thích thì nghỉ'.

Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon
Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon

Những bí ẩn về loại đất được mệnh danh là ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon được các nhà khoa học hé lộ và những tranh cãi chưa có hồi kết.