Chuyện nhỏ khởi nghiệp

Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán

Lê Minh Hoan - Thứ Bảy, 09/11/2024 , 11:27 (GMT+7)

Muốn sản phẩm khởi nghiệp, OCOP vươn ra thế giới phải hiểu thế giới về đặc định từng thị trường, quy định an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, câu chuyện mong muốn gửi gắm để người tiêu dùng biết đến,…

Thật phấn khích khi nhận thông tin, khi thì do các chủ thể báo tin, khi thì xem trên báo đài, sản phẩm OCOP đã đến được vài nơi chợ thế giới. Một chặng đường đầy khó khăn bước đầu đã mang lại thành quả. Niềm vui xen lẫn niềm tự hào, niềm tin yêu những con người thành công với bao tâm huyết, khát vọng. Thường thì sản phẩm đi ra nước ngoài thường có nhiều con đường.

Du khách tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của Việt Nam tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan tháng 12/2022. Ảnh: Lê Trung Quân.

Con đường thứ nhất: Người thân từ nước ngoài trở lại thăm quê, khi trở về  mang theo sản phẩm OCOP như món quà quê, hoặc cũng có thể mua thêm để tặng người thân như khoe sản vật quê nhà. Trong một vài trường hợp bà con làm đại lý nhỏ bán cho người Việt hoặc các của hàng gốc Á trong khu phố.

Con đường thứ hai: Nhiều doanh nghiệp đã có thị trường nước ngoài, mua sản phẩm khởi nghiệp, OCOP xuất khẩu để thăm dò tín hiệu thị trường. Đây có thể xem là bán kèm sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường của con đường thứ hai có thể cao cấp hơn con đường thứ nhất.

Con đường thứ ba: Xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tiềm năng. Sản phẩm muốn đi con đường này phải thông qua nhà nhập khẩu chuyên nghiệp, chất lượng, bao bì, bộ nhận diện thương hiệu, phải đạt chuẩn theo yêu cầu của hệ thống phân phối. Nhiều doanh nghiệp phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, hiệu chỉnh, đàm phán về giá cả, chỉnh sửa bộ nhận dạng từng chi tiết mới chính thức được chấp nhận. Thị trường của con đường thứ ba cao cấp nhất.

Một thương gia đúc kết: “Làm buôn bán nhất định phải có tầm nhìn. Nếu bạn có tầm nhìn trong thôn, bạn buôn bán trong thôn. Nếu bạn có tầm nhìn trong huyện, bạn buôn bán trong huyện. Nếu bạn có tầm nhìn quốc gia bạn buôn bán trong cả nước. Nếu bạn có tầm nhìn trong thiên hạ, bạn có thể buôn bán trong cả thiên hạ”. Như vậy, muốn sản phẩm khởi nghiệp, OCOP vươn ra thế giới phải hiểu thế giới về đặc định từng thị trường, quy định an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, câu chuyện mong muốn gửi gắm để người tiêu dùng biết đến,…

Phân khúc thị trường còn biên độ đủ rộng để các chủ thể khởi nghiệp OCOP tìm kiếm, nhưng trước hết hãy mở rộng “tầm nhìn buôn bán”!. Ảnh: Lê Trung Quân.

Thị trường trong nước hơn 100 triệu người còn rộng lớn lắm. Sản phẩm nước ngoài hàng ngày hàng giờ đang len lỏi đến từng chợ quê, chợ góc phố. Lẽ nào chúng ta không tự tin chinh phục người tiêu dùng trong nước, những người gọi nhau bằng hai tiếng “đồng bào” thân thương?. “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đâu phải là một khẩu hiệu, mà là tinh thần dân tộc, là không gian kinh tế rộng lớn, đủ phân khúc cho mọi sản phẩm khởi nghiệp OCOP.

Khi và chỉ khi được người tiêu dùng trong nước tin yêu, tin dùng hãy nghĩ đến chuyện xuất khẩu. Mỗi thị trường có văn hoá tiêu dùng riêng, không thể suy nghĩ đơn giản, bán trong nước được thì xuất khẩu được, không bán được ở nước này thì bán được ở nước khác. Mỗi thị trường phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể đi xa, đi bền!

Phân khúc thị trường còn biên độ đủ rộng để các chủ thể khởi nghiệp OCOP tìm kiếm, nhưng trước hết hãy mở rộng “tầm nhìn buôn bán”!.

Lê Minh Hoan
Tin khác
Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc
Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc

'Cây cam của tôi', 'Cây xoài nhà tôi', 'Cây dừa vườn tôi', 'Gạo ruộng nhà mình', v.v là những câu chuyện sáng tạo mang nhiều ý nghĩa.

Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị
Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị

Nguyên tắc thị trường là phải tiếp thị, không tiếp thị hoặc tiếp thị không đúng sẽ giới hạn không gian đối tượng tiêu dùng.

Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong
Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong

Trong chuyến đi thăm một đất nước bên kia bán cầu, lần mò tìm những sản phẩm nông nghiệp để xem cách họ làm như thế nào, có khác gì mình không?

Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'
Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'

Hộp nước uống thì chắc chắn không có gì lạ, chúng ta vẫn trông thấy đâu đó hằng ngày. Nhưng có một cái hộp bằng giấy thân thiện môi trường khá lạ và ấn tượng, nhãn hiệu Elix.

Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm
Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm

Tương tự như tên một người, tên một sản phẩm cũng gửi gắm vào đó những tình cảm, sự trân quý, lòng mong muốn, khi mọi người nhắc đến, nhớ đến có nhiều cảm xúc.

Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam
Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam

Người Đồng bằng sông Cửu Long, ngày tư ngày tết, hầu như nhà nào cũng làm bánh mứt, trong đó không thể thiếu món chuối khô xào gừng.

Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc
Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc

Câu chuyện sách không có gì mới. Theo dòng lịch sử, sách đã có cách đây khoảng 2.400 năm trước Công nguyên.

Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn
Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn

Con người thường chú ý những điều gì lớn lao nên ít khi quan tâm những điều được cho là nhỏ nhoi.

Câu chuyện cầu vồng
Câu chuyện cầu vồng

Một nhà lãnh đạo nước ngoài chia sẻ một câu thật thú vị: 'Trong cơn mưa, nếu nhìn xuống chân sẽ thấy bùn, nhưng nếu nhìn về phía trước sẽ thấy cầu vồng sau cơn mưa'.

Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc
Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc

Câu chuyện càng giàu cảm xúc càng đi vào tâm trí người tiêu dùng. Câu chuyện càng khác biệt giá cả càng khác biệt.

Câu chuyện thứ hai: Khởi nghiệp trong một trường Đại học Bỉ
Câu chuyện thứ hai: Khởi nghiệp trong một trường Đại học Bỉ

Thường con người hay rơi vào cái bẫy, luôn nghĩ rằng sản phẩm mình làm ra đều ngon nhất, đẹp nhất, tốt nhất. Chúng ta quên rằng, đôi khi người tiêu dùng không nghĩ như vậy hoặc đánh giá ngược lại.