Chuyện nhỏ khởi nghiệp

Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc

Lê Minh Hoan - Thứ Hai, 21/10/2024 , 16:23 (GMT+7)

Câu chuyện sách không có gì mới. Theo dòng lịch sử, sách đã có cách đây khoảng 2.400 năm trước Công nguyên.

Đọc sách không cần phải có thời gian và địa điểm. Khi tâm trạng muốn đọc, ta có thể đọc bất cứ nơi đâu (Ảnh minh họa).

Trong thế giới sách đã có những quyển sách luận bàn về lợi ích của đọc sách, về kỹ năng đọc sách thế nào hiệu quả, không bị chán và buồn ngủ. Rất vui là gần đây, nhiều người không còn quay lưng với văn hóa đọc, nhiều không gian sách đã thu hút đa dạng người tìm đến.

Giờ thì luận bàn đôi chút về “Khởi nghiệp và văn hóa đọc”. Khởi nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo. Sáng tạo là làm điều gì đó mới hơn, khác hơn điều đang có. Trong thế giới hơn 8 tỷ người, biết được những điều gì người khác đã làm để làm khác đi, hãy tìm trong sách! Khởi nghiệp đòi hỏi tinh thần lạc quan, không sợ thất bại, niềm tin vào bản thân có thể làm được, hãy tìm trong sách! Khởi nghiệp đòi hỏi quan sát thế giới chung quanh, từ đó xuất hiện ý tưởng giải quyết vấn đề, hãy tìm trong sách!

Đọc sách để biến những vấn đề từ trong cuộc sống muôn màu trở thành ý tưởng khởi nghiệp. Muốn biết cuộc sống như thế nào đầu óc phải minh mẫn, không định kiến, thiên kiến. Đọc sách để biến ý tưởng khởi nghiệp thành sản phẩm khởi nghiệp, biết cách đưa sản phẩm khởi nghiệp đến được thị trường. Người tiêu dùng không mua những sản phẩm mà mua câu chuyện tạo ra sản phẩm. Câu chuyện càng giàu cảm xúc càng đánh thức cảm xúc người tiêu dùng. Nhiều quyển sách chia sẻ về kiến thức, kỹ năng viết những câu chuyện giàu cảm xúc.

Đọc sách để nhận thức đúng giá trị của khởi nghiệp. Nhận thức đúng sẽ tạo động lực mạnh mẽ ngay cả những lúc khó khăn nhất. Đọc sách để biết xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu cá nhân là bệ đỡ khởi nghiệp. Đọc sách để biết hệ sinh thái khởi nghiệp và vòng tròn các mối quan hệ xã hội chính là điểm tựa khởi nghiệp, là một phần của thành công trên hành trình khởi nghiệp. 

“Đọc sách không cần phải có thời gian và địa điểm. Khi tâm trạng muốn đọc, ta có thể đọc bất cứ nơi đâu”. Mỗi không gian khởi nghiệp hãy xây dựng không gian đọc sách. Đừng “khởi nghiệp chay”, hãy “khởi nghiệp cùng sách”!

Lê Minh Hoan
Tin khác
Câu chuyện thứ mười ba: Câu chuyện cây đu đủ
Câu chuyện thứ mười ba: Câu chuyện cây đu đủ

Cây đu đủ, như bao loại cây khác trong thiên nhiên, có thể trở thành một nguồn tài nguyên vô tận cho những bạn trẻ khởi nghiệp khai thác.

Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc
Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc

'Cây cam của tôi', 'Cây xoài nhà tôi', 'Cây dừa vườn tôi', 'Gạo ruộng nhà mình', v.v là những câu chuyện sáng tạo mang nhiều ý nghĩa.

Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị
Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị

Nguyên tắc thị trường là phải tiếp thị, không tiếp thị hoặc tiếp thị không đúng sẽ giới hạn không gian đối tượng tiêu dùng.

Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong
Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong

Trong chuyến đi thăm một đất nước bên kia bán cầu, lần mò tìm những sản phẩm nông nghiệp để xem cách họ làm như thế nào, có khác gì mình không?

Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'
Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'

Hộp nước uống thì chắc chắn không có gì lạ, chúng ta vẫn trông thấy đâu đó hằng ngày. Nhưng có một cái hộp bằng giấy thân thiện môi trường khá lạ và ấn tượng, nhãn hiệu Elix.

Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán
Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán

Muốn sản phẩm khởi nghiệp, OCOP vươn ra thế giới phải hiểu thế giới về đặc định từng thị trường, quy định an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, câu chuyện mong muốn gửi gắm để người tiêu dùng biết đến,…

Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm
Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm

Tương tự như tên một người, tên một sản phẩm cũng gửi gắm vào đó những tình cảm, sự trân quý, lòng mong muốn, khi mọi người nhắc đến, nhớ đến có nhiều cảm xúc.

Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam
Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam

Người Đồng bằng sông Cửu Long, ngày tư ngày tết, hầu như nhà nào cũng làm bánh mứt, trong đó không thể thiếu món chuối khô xào gừng.

Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn
Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn

Con người thường chú ý những điều gì lớn lao nên ít khi quan tâm những điều được cho là nhỏ nhoi.

Câu chuyện cầu vồng
Câu chuyện cầu vồng

Một nhà lãnh đạo nước ngoài chia sẻ một câu thật thú vị: 'Trong cơn mưa, nếu nhìn xuống chân sẽ thấy bùn, nhưng nếu nhìn về phía trước sẽ thấy cầu vồng sau cơn mưa'.

Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc
Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc

Câu chuyện càng giàu cảm xúc càng đi vào tâm trí người tiêu dùng. Câu chuyện càng khác biệt giá cả càng khác biệt.