Chuyện nhỏ khởi nghiệp

Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị

Lê Minh Hoan - Thứ Năm, 12/12/2024 , 09:35 (GMT+7)

Nguyên tắc thị trường là phải tiếp thị, không tiếp thị hoặc tiếp thị không đúng sẽ giới hạn không gian đối tượng tiêu dùng.

Một chủ thể khởi nghiệp sau một thời gian nghiên cứu, sản xuất thử và đã thành công, cho ra thị trường sản phẩm mới. Đó là hộp thuốc thảo dược dành cho người cao tuổi. Chỉ là hộp thuốc thảo dược nhưng các bạn khởi nghiệp đã tạo ra nhiều dòng sản phẩm phù hợp cho từng độ tuổi.

Trong hộp sản phẩm Yến Sâm Serek có tấm thiếp chứa đựng nhiều cảm xúc.

Nguyên tắc thị trường là phải tiếp thị, không tiếp thị hoặc tiếp thị không đúng sẽ giới hạn không gian đối tượng tiêu dùng. Bạn khởi nghiệp trên được một người bạn gợi ý ngược, hộp thuốc thảo dược dành cho người cao tuổi nhưng đối tượng tiếp thị là nhóm thanh niên đô thị. Vì sao có tư duy ngược như vậy?

Người cao tuổi, nhất là những người ở nông thôn, thường hay ngủ sớm nên ít có thời gian xem báo đài nên không quan tâm lắm mục quảng cáo. Hơn nữa, có khi biết được sản phẩm nhưng người cao tuổi luôn cân nhắc khi mua vì còn bao nhiêu việc phải chi tiêu trong khi lương hưu không được nhiều cho lắm, đôi khi chỉ sống nhờ con cháu làm ăn xa. Vậy nhóm người bạn quyết định chọn đối tượng tiếp thị là những thanh niên thành thị, con cháu người cao tuổi ở quê. Những ngày lễ tết, ngày người Cha, người Mẹ, còn gì hạnh phúc hơn cho đấng ông bà, cha mẹ được con cháu trao tận tay món quà thảo dược dinh dưỡng.

Vậy là nhóm bạn khởi nghiệp thiết kế bao bì dành riêng cho dịp lễ, tết và những sự kiện đặc biệt trong năm. Trong hộp thuốc kèm theo tấm thiếp ghi những dòng chữ con cháu kính tặng và chúc mừng cha mẹ, ông bà. Người xưa có câu “Của tặng không bằng cách tặng” là như vậy. Một hộp thuốc thảo dược cũng như nhiều sản phẩm khởi nghiệp khác nếu các chủ thể chịu khó chăm chút, tỉ mẩn sẽ gói trọn cả tấm lòng của người tặng dành cho người được tặng như câu chuyện sản phẩm Yến Sâm Serek.

Trong hộp sản phẩm Yến Sâm Serek có tấm thiếp thật nhiều cảm xúc: “Ở vách núi ngoài biển, tổ chim yến là sự hoà hợp kết tận tâm giữa tảo biển được chim mẹ mang về từ những vùng biển sạch và nước bọt của chim mẹ để nuôi chim non. Do đó, Tổ Yến chính là “Tấm lòng của người Mẹ”. 6 năm, là khoảng thời gian để có được những củ Nhân Sâm tốt nhất. Trải qua quá trình hấp và sấy khô, Hồng Sâm được chiết xuất ra với những tinh chất tốt nhất của Nhân Sâm chính là “Tấm lòng của người Cha”. Với mong muốn truyền tải trọn vẹn năng lượng của thiên nhiên đến với con người, Serek đã tạo ra sản phẩm đầu tiên trên Thế giới kết hợp được Yến Sào và Nhân Sâm, như cả tấm lòng đầy trân quý trọn tình Mẹ Cha.

Trong một năm có rất nhiều ngày kỷ niệm: ngày tình yêu, ngày cha mẹ, ngày phụ nữ, ngày người cao tuổi, ngày nhà giáo,... Mỗi ngày đặc biệt sẽ có sản phẩm với bao bì riêng, thông điệp có ý nghĩa riêng. Sản phẩm khác biệt sẽ có giá khác biệt. Sự khác biệt có được nhờ cách suy nghĩ khác biệt, nhờ tư duy không đi theo lối mòn! Đơn giản vậy thôi!

Lê Minh Hoan
Tin khác
Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong
Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong

Trong chuyến đi thăm một đất nước bên kia bán cầu, lần mò tìm những sản phẩm nông nghiệp để xem cách họ làm như thế nào, có khác gì mình không?

Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'
Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'

Hộp nước uống thì chắc chắn không có gì lạ, chúng ta vẫn trông thấy đâu đó hằng ngày. Nhưng có một cái hộp bằng giấy thân thiện môi trường khá lạ và ấn tượng, nhãn hiệu Elix.

Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán
Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán

Muốn sản phẩm khởi nghiệp, OCOP vươn ra thế giới phải hiểu thế giới về đặc định từng thị trường, quy định an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, câu chuyện mong muốn gửi gắm để người tiêu dùng biết đến,…

Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm
Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm

Tương tự như tên một người, tên một sản phẩm cũng gửi gắm vào đó những tình cảm, sự trân quý, lòng mong muốn, khi mọi người nhắc đến, nhớ đến có nhiều cảm xúc.

Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam
Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam

Người Đồng bằng sông Cửu Long, ngày tư ngày tết, hầu như nhà nào cũng làm bánh mứt, trong đó không thể thiếu món chuối khô xào gừng.

Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc
Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc

Câu chuyện sách không có gì mới. Theo dòng lịch sử, sách đã có cách đây khoảng 2.400 năm trước Công nguyên.

Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn
Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn

Con người thường chú ý những điều gì lớn lao nên ít khi quan tâm những điều được cho là nhỏ nhoi.

Câu chuyện cầu vồng
Câu chuyện cầu vồng

Một nhà lãnh đạo nước ngoài chia sẻ một câu thật thú vị: 'Trong cơn mưa, nếu nhìn xuống chân sẽ thấy bùn, nhưng nếu nhìn về phía trước sẽ thấy cầu vồng sau cơn mưa'.

Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc
Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc

Câu chuyện càng giàu cảm xúc càng đi vào tâm trí người tiêu dùng. Câu chuyện càng khác biệt giá cả càng khác biệt.

Câu chuyện thứ hai: Khởi nghiệp trong một trường Đại học Bỉ
Câu chuyện thứ hai: Khởi nghiệp trong một trường Đại học Bỉ

Thường con người hay rơi vào cái bẫy, luôn nghĩ rằng sản phẩm mình làm ra đều ngon nhất, đẹp nhất, tốt nhất. Chúng ta quên rằng, đôi khi người tiêu dùng không nghĩ như vậy hoặc đánh giá ngược lại.

Câu chuyện thứ nhất: Tơ chuối của người Thái
Câu chuyện thứ nhất: Tơ chuối của người Thái

Người tiêu dùng không chỉ mua một sản phẩm mà mua cách tạo ra sản phẩm đó. Khởi nghiệp là tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới có tính vượt trội.