Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Sơn Trang - Thứ Ba, 19/11/2024 , 06:00 (GMT+7)

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Việt Nam hiện là một trong 10 nước sản xuất dừa lớn nhất thế giới. Ảnh: Sơn Trang.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 8 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ nhập khẩu dừa tươi, đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ (trừ phần vỏ bên trong) đạt 45 nghìn tấn, trị giá 47 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 19% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoa Kỳ nhập khẩu dừa tươi, đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ (trừ phần vỏ bên trong) từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nguồn cung dừa chủ yếu cho Hoa Kỳ gồm Mexico, Thái Lan, Việt Nam, Costa Rica, Dominica.

Trong các nguồn cung dừa tươi cho thị trường Hoa Kỳ, dừa tươi Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất. 8 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ nhập khẩu gần 3,9 nghìn tấn dừa tươi từ Việt Nam, trị giá 4 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, dừa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng tới 1.156% về lượng và tăng 934% về trị giá. Mức tăng trưởng của dừa tươi Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nguồn cung khác như Costa Rica (tăng 50% về lượng và 236% về trị giá), Mexico (tăng 10% về lượng và 18% về trị giá).

Trong khi tăng mua dừa tươi Việt Nam thì Hoa Kỳ lại giảm nhập khẩu dừa tươi từ các thị trường như Thái Lan, Dominica...

Thái Lan là thị trường lớn thứ 2 về cung cấp dừa tươi cho Hoa Kỳ. 8 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ nhập khẩu dừa tươi từ Thái Lan đạt 11 nghìn tấn, trị giá 14 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 13% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vẫn là nước xuất khẩu dừa tươi lớn thứ hai cho thị trường Hoa Kỳ, nhưng thị phần dừa của Thái Lan trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ đã giảm mạnh, từ 32% trong 8 tháng năm 2023 xuống 24% trong 8 tháng đầu năm 2024.

Dừa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng tới 1.156% về lượng và tăng 934% về trị giá. Ảnh: VNA.

Trong khi đó, thị phần dừa của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ đã tăng rất mạnh, từ 0,76% trong 8 tháng đầu năm 2023 lên 8,59% trong 8 tháng đầu năm 2024. Thị phần đó đã giúp Việt Nam cải thiện vị trí trong những nước xuất khẩu dừa tươi lớn nhất vào Hoa Kỳ. Nếu như trong 8 tháng đầu năm ngoái, Việt Nam còn đứng thứ 5 trong số những thị trường cung cấp dừa tươi cho Hoa Kỳ, thì 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã vượt qua Costa Rica và Dominica để đứng thứ 3 sau Mexico và Thái Lan.

Tháng 8/2023, Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã gửi thư tới Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) thông tin về việc Hoa Kỳ mở cửa thị trường đối với quả dừa tươi Việt Nam. Theo đó, quả dừa Việt Nam được nhập khẩu vào Hoa kỳ có thể ở dạng được loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ ngoài và xơ dừa hoặc dạng quả dừa non đã loại bỏ ít nhất 75% (3/4) lớp vỏ xanh. Với công văn nói trên, dừa tươi Việt Nam đã được quay trở lại thị trường Hoa Kỳ sau một thời gian bị gián đoạn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), cho biết, kể từ khi được xuất khẩu trở lại vào thị trường Hoa Kỳ, việc đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch thực vật đã giúp cho dừa Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này đang tăng trưởng tốt và mở ra triển vọng cho ngành dừa Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam đang nằm trong nhóm 10 quốc gia sản xuất dừa lớn nhất thế giới, vì vậy, tiềm năng xuất khẩu dừa của Việt Nam còn rất lớn.

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm từ dừa. Với xu hướng của người tiêu dùng là ngày càng ưu tiên  sử dụng các sản phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc thực vật, thị trường Hoa Kỳ đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm chế biến từ dừa như nước dừa, dầu dừa, bột dừa... Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khẩu một lượng lớn dừa để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Theo Grandviewresearch, thị trường dừa ở Hoa Kỳ có quy mô 3,88 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 19,2% thị phần sản phẩm dừa toàn cầu. Dự báo thị trường dừa ở Hoa Kỳ sẽ đạt 6,55 tỷ USD vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) hằng năm từ 2023 đến 2030 là 6,8%. Các sản phẩm từ dừa được tiêu thụ nhiều nhất ở Hoa Kỳ là dầu dừa, nước dừa, sữa dừa…

Sơn Trang
Tin khác
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.

Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản
Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản

151 hội quán với hàng ngàn thành viên, nông dân Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể.

Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn
Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn

Không chỉ nâng cao giá trị nông sản, các hội quán còn đồng lòng, không ngừng đổi mới, biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn.