Khi dương vật bị căm ghét

. - Thứ Bảy, 11/02/2023 , 09:34 (GMT+7)

Con người từng ý thức được điều đó, họ tôn thờ dương vật và âm vật, tự hào tạc tượng hoạt động giao hoan trên vách của những ngôi đền.

Biểu tượng Linga trên một cánh đồng ở Ireland.

Nhân lễ hội Ná Nhèm (Lạng Sơn) mới diễn ra với hình ảnh rước dương vật đang gây nhiều ý kiến trái chiều, chúng tôi muốn bàn thêm về một số chiều kích khác liên quan đến chủ đề. Bài viết này không trình bày quan điểm về những khía cạnh trực tiếp của lễ hội trên, mà chỉ dừng lại ở việc xem xét trên một tinh thần chung, nhằm tìm kiếm những cơ sở và hạt nhân tích cực của một sản phẩm văn hóa vốn có từ xa xưa trong đời sống nhân loại.

Phồn thực là một tín ngưỡng cổ xưa mà đến nay nhiều cộng đồng trên thế giới còn duy trì, bảo vệ và thực hành, đó là việc thờ cúng, hành lễ, hội hè liên quan đến các bộ phận sinh dục và hoạt động tính giao của con người. Có những dân tộc còn nâng nó lên thành tôn giáo, làm cơ sở cho cả một nền văn minh như người Chăm và các cộng đồng Hindu nói chung.

Một trong những bản năng mãnh liệt nhất của thiên nhiên là sinh tồn. Cá nhân sẽ chết, nhưng nòi giống cần bất tử, thiên nhiên đã hành động một cách đầy minh triết và dữ dội để thực hiện sứ mệnh ấy: sinh sản. Con người từng ý thức được điều đó, họ tôn thờ dương vật và âm vật, tự hào tạc tượng hoạt động giao hoan trên vách của những ngôi đền.

Ngày nay ở Nhật Bản, một quốc gia văn minh bậc nhất châu Á, lễ hội rước dương vật vẫn được bảo tồn, không phải là trong một làng mạc xa xôi nào đó mà ngay trên đường phố giữa lòng đô thị. Họ không cần cách điệu, mà “người sao của chiêm bao làm vậy”! Ở Hàn Quốc có hẳn những công viên dựng đầy dương vật với màu sắc và kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Du khách tới, ngắm nhìn, sờ chạm, chụp ảnh một cách vui vẻ, tự nhiên và hào hứng.

Xa xưa, người phương Tây đã mang tinh thần giải phóng đó. Tranh tượng khỏa thân là thường, đến tượng thần còn trần trụi với bộ phận sinh dục không hề e thẹn. Các vị thần trên dãy Ôlimpia yêu đương, ngoại tình, ghen tuông, đủ cả.

Trong một ngàn năm của “Đêm trường Trung cổ” châu Âu, những tình cảm tự nhiên của con người bị lên án, những xung năng lành mạnh bị cầm tù. Nhà thờ Thiên Chúa giáo bị các thế lực chính trị thao túng và lợi dụng đã đẩy Âu châu vào một thời đại tối tăm. Các tòa án dị giáo mọc lên để xét xử và bức hại những khát vọng giải phóng con người. Rồi thời kỳ Phục hưng đến, tình yêu trở lại trong nghệ thuật, trong đời sống. Những tác phẩm văn học ca ngợi tình yêu được tái sinh, những bức tranh và pho tượng khỏa thân ra đời, hình thể con người được tôn vinh. Tinh thần nhân văn và nhân bản trở lại, ngực người đàn bà và cơ bắp người đàn ông trên những thân thể trần truồng đầy sức sống trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoàn mỹ của con người.

Người Tây phương mặc hở, một phần quan trọng là vì lý do ấy, tự tin và tự hào về cơ thể của mình. Cái cơ thể đó là “hình ảnh của Chúa”, là sự hun đúc của đấng Tạo hóa, mặc hở để khoe ra vẻ đẹp thần thánh, tôn vinh con người và tôn trọng bản tính tự nhiên đẹp đẽ đầy sức mạnh mà Thượng Đế đã ban cho. Nó rất khác với những gì mà chúng ta thấy trong nhiều nền văn hóa ở Á đông, coi cơ thể là một sự ô uế, thấp kém cần che đậy (thậm chí che mặt), và cần lên án.

Biểu tượng Shiva Linga trong văn hóa Ấn Độ.

Nhân bản là gì? Nôm na là lấy con người làm gốc, làm trung tâm. Vì sao có cái tư tưởng mà tưởng chừng như phải là dĩ nhiên này? Vì con người đã từng bị đối xử không như con người. Có lúc họ bị coi như con vật trong xã hội nô lệ, có khi họ chỉ còn là cái bóng của thần linh. Trong các thời kỳ lịch sử mà các thế lực chính trị bạo tàn cai trị, con người đã bị thao túng bằng những thứ gọi là tôn giáo, là thần thánh, là thanh cao..., người ta tiêm nhiễm vào đầu óc dân chúng một thứ ý niệm coi thường thân xác, ghê tởm cơ thể, khinh bỉ những nhu cầu bản năng lành mạnh.

Đó là một mưu toan, nó bào đi sức sống khỏe khoắn của con người, làm họ mất hết năng lượng, và quay sang tôn thờ một thứ đạo đức yếu đuối mà Nietzsche gọi là “đạo đức của nô lệ”, nó biến họ thành những kẻ sống mà không biết đến hạnh phúc trần thế, hoàn toàn bị thống trị bởi thế quyền và thần quyền.

Một dân chúng khỏe mạnh luôn là mối nguy với bất kỳ sự cai trị tàn bạo nào. Và vì thế, việc giam hãm xung lực của con người là một mánh lới. Khi nào con người giải phóng được nguồn năng lượng sống vĩ đại kia, thì bất kỳ một thế lực nào cũng có thể tan rã. Hãy nhìn những đứa trẻ ở tuổi dậy thì, chúng sẽ đạp đổ mọi xiềng xích. Tiếc thay, chúng không giữ được lâu trước sức mạnh bạo tàn của các thiết chế mang tính xiềng xích ghê gớm đang vây bủa. Chúng phải đầu hàng.

Trung tâm quyền lực, ý chí sống và nguồn năng lượng vĩ đại của con người là nằm dưới rốn. Những dân tộc nào còn giữ được sự trân trọng, sự tôn vinh đối với “của quý” của mình, thì dân tộc ấy tràn đầy sinh lực và sức mạnh kiến tạo. Ở đâu mà “đạo đức” trở thành một thế lực cầm tù tình dục, khiến dân chúng tự ghê tởm cơ thể của mình, thì ở đó chỉ có sự èo uột, thảm hại. Tất nhiên, con người không chống lại được thiên nhiên, sự cầm tù sẽ khiến bản năng nổi giận và tìm cách phá phách. Nhưng để tránh sự trừng phạt, nó phải trở nên giả dối, lưu manh. Nó bất hạnh vì phải tự đeo mặt nạ, gồng mình lên để tỏ ra thanh cao và đạo đức. Những cộng đồng như thế cũng như những sinh vật đã cạn kiệt nguồn sống, trở nên yếu đuối và thảm hại.

Thật vậy, những dân tộc còn giữ được sự nguyên sơ lành mạnh và vô tư đối với dục tính thì ngược lại, sẽ tự cân bằng và không phóng đãng. Hãy nhìn vào các thời kỳ lịch sử rối ren để thấy, khi sự khủng hoảng xã hội trỗi dậy thì cá nhân buông tuồng. Ca ngợi Truyện Kiều và “tòa thiên nhiên” của Thúy Kiều vì lẽ gì? Vì đó là một tác phẩm phục hưng lớn lao trong lịch sử tinh thần Việt Nam khi đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người và tình yêu tự do nơi họ. Ấy thế mà lại đi khinh bỉ thân thể, thật kỳ lạ!

Bhutan là một quốc gia Phật giáo, nhưng hãy nhìn họ, trên vách những ngôi nhà của mình, họ vẽ hình những dương vật đang hùng dũng vươn lên. Đó chính là sức khỏe của họ. Một dân chúng như thế ắt phải hạnh phúc.

Chúng ta cũng tìm kiếm hạnh phúc, nhưng ta ghê tởm và phủ nhận chính bản tính của mình, ta sẵn sàng quay lưng và tấn công vào cơ thể của mình. Ta thèm khát hạnh phúc trên mặt đất nhưng lại chỉ muốn làm thánh thần ở một cõi xa xăm nào đó, hít khí trời và chạm vào nhau bằng những linh hồn trong suốt. Thật bi hài.

Thái Hạo

.
Tags:
Tags:
Tin khác
Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.

'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc
'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc

Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.

Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.

Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia
Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia

Học giả Nguyễn Đình Tư ở tuổi 104 được trao giải A của Giải thưởng sách quốc gia 2024 với công trình nghiên cứu về lịch sử đô thị phương Nam.

Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.