Nông sản Bắc Kạn vươn ra thế giới

Miến dong 5 sao vươn đến trời Âu

Đình Hợi - Thứ Tư, 17/04/2024 , 13:20 (GMT+7)

Từ sản phẩm truyền thống, miến dong Bắc Kạn vươn mình trở thành mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, nhiều năm liên tục xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Nâng tầm miến dong truyền thống

Xã Côn Minh (huyện Na Rì) là thủ phủ trồng cây dong riềng và chế biến miến dong của tỉnh Bắc Kạn. Nghề làm miến dong thủ công đã truyền qua nhiều thế hệ, gắn liền với văn hóa, đời sống kinh tế của người dân nơi đây. Cũng như nhiều nghề truyền thống khác, làm miến dong ở Côn Minh cũng có lúc thăng, lúc trầm, có những lúc tưởng chừng như mai một.

Na Rì là huyện có diện tích trồng cây dong riềng lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Sinh ra, lớn lên trên mảnh đất này, chị Nguyễn Thị Hoan (xã Côn Minh) từng làm đủ nghề mưu sinh, từ chăn vài con lợn đến buôn bán nhỏ, nhưng cuộc sống vẫn luẩn quẩn trong khó khăn.

“Năm 1991, sau nhiều năm tích góp, gia đình quyết định mua một máy nổ để nghiền tinh bột củ dong riềng bán cho tiểu thương trong vùng. Đây là dấu mốc thay đổi cuộc đời mình sang một hướng làm ăn mới”, chị Hoan nhớ lại.

Chị Hoan cho biết, lúc đó, nghiền bột dong riềng rất vất vả, máy móc thô sơ, sản lượng làm ra chẳng được là bao. Gọi là lấy công làm lãi, chứ thời điểm đó cũng chưa nghĩ đến sẽ làm miến dong, phát triển thương hiệu như bây giờ.

Sau khoảng 3 năm, thấy nghiền bột lãi ít mà vất vả, bản thân cũng đi học hỏi nhiều nơi, nên quyết tâm phải làm miến. Rồi những mẻ miến đầu tiên cũng ra đời, những ngày đầu, miến làm ra số lượng ít, chất lượng, mẫu mã cũng chưa tốt nên rất khó bán.

Lúc đó, chị phải mang từng cân miến đi chào hàng, lúc đầu chỉ tiếp thị ở những tiệm tạp hóa nhỏ trong vùng, rồi dần dần vươn ra đến một số tỉnh lân cận.

“Có những lúc tưởng như muốn khóc khi lặn lội chở từng bao miến đi chào hàng ở những nơi xa như Cao Bằng, Lạng Sơn. Lúc đó đường sá đi lại khó khăn, xe cộ chưa nhiều như bây giờ, nhiều lúc mưa to gió lớn phải ngủ nhờ nhà dân.

Những lúc như vậy thấy nản lắm, nhưng đã đầu tư máy móc, miến cũng sản xuất rồi không đi không được”, chị Hoan chia sẻ.

Rồi hàng chục năm trôi qua, nghề chẳng phụ công người, thương hiệu miến dong Tài Hoan của chị dần có chỗ đứng trên thị trường, lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu, chị Hoan đầu tư máy móc, thuê thêm nhân lực chuyển từ sản xuất thủ công sang dùng dây chuyền.

Năm 2015, giá củ dong riềng thấp kỷ lục, có những lúc chỉ còn 800 đồng/kg, người trồng dong riềng ngán ngẩm, nhiều hộ bỏ hoang ruộng đồng không thu hoạch, nhiều gia đình chuyển sang trồng cây khác. Lúc đó, tưởng chừng vụ sau sẽ không còn nguyên liệu để chế biến miến.

Nhưng chính trong giai đoạn này, chị Hoan đưa ra quyết định táo bạo, đầu tư thêm máy móc, xây dựng vùng nguyên liệu, ký cam kết thu mua củ dong với giá từ 1.200 đồng đến 1.500 đồng/kg để người trồng dong riềng yên tâm sản xuất. Nhờ quyết định này, xưởng chế biến của chị có đủ nguồn nguyên liệu, sản phẩm miến dong Tài Hoan tiếp tục phát triển.

Chị Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan (xã Côn Minh, huyện Na Rì) và sản phẩm miến dong đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Đình Hợi. 

Năm 2018 là thời điểm ghi nhận sự lớn mạnh của thương hiệu miến dong Tài Hoan. Để phát triển bền vững có sự tham gia nhiều hơn của người dân trong vùng, chị Hoan đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Tài Hoan do chị làm giám đốc và 16 thành viên. Cũng từ đây, thương hiệu miến dong Tài Hoan ngày càng vươn xa.

Xuất ngoại

Sau khi thành lập hợp tác xã, miến dong Tài Hoan nhận được sự quan tâm, hỗ trợ máy móc, trang thiết bị, bao bì nhãn mác từ nguồn ngân sách và một số dự án trên địa bàn tỉnh.

Từ chỗ năng lực sản xuất chỉ đạt vài tạ/ngày, hiện nay HTX Tài Hoan đã nâng công suất tối đa đạt 2,5 tấn miến mỗi ngày. Lúc cao điểm, HTX sử dụng 35 đến 40 công nhân làm việc liên tục. 

Năm 2020 chứng kiến sự kiện quan trọng khi miến dong Tài Hoan lần đầu tiên có lô hàng xuất khẩu sang Cộng hoà Séc. Đơn hàng đầu tiên 5,3 tấn, giá trị 15.000 USD.

Nguyên liệu chế biến miến dong là củ dong riềng trồng theo phương pháp hữu cơ. Ảnh: Đình Hợi. 

“Đầu năm 2020, hợp tác xã có dịp được tham gia hội trợ nông sản tại Cộng hòa Séc, cũng từ đây cơ duyên giúp HTX kết nối được một số đầu mối là những người Việt quản lý hệ thống siêu thị ở bên đó. Sau nhiều lần làm việc, kiểm định chất lượng, miến dong Tài Hoan đã xuất khẩu thành công”, chị Hoan cho biết.

Từ đó đến nay, mỗi năm trung bình HTX xuất khẩu hơn 10 tấn miến sang thị trường này. Miến dong của HTX Tài Hoan hiện có bao bì nhãn mác đẹp, ghi đầy đủ các thông tin theo quy định, sản phẩm đã được kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, không có chất phụ gia và không chất bảo quản. 

Cùng với nâng cao sản lượng, HTX Tài Hoan chú trọng chất lượng sản phẩm, đến nay, miến dong Tài Hoan là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan trong một lần đến thăm HTX Tài Hoan. Ảnh: Đình Hợi. 

Giám đốc HTX Tài Hoan cho rằng, những đơn hàng xuất khẩu qua Cộng hòa Séc là sự cố gắng không ngừng nghỉ của HTX, điều này khẳng định chất lượng, thương hiệu của sản phẩm miến dong Tài Hoan được những thị trường khó tính chấp nhận. Đây cũng là tiền để để HTX tiếp cận những thị trường khác trong thời gian tới.

Hiện nay, mỗi năm HTX Tài Hoan sản xuất được hơn 300 tấn miến, doanh thu trên 16 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương.

Để có được thành công như hôm nay, HTX Tài Hoan đặc biệt chú trọng đến vùng nguyên liệu. Hiện nay, HTX đã liên kết với hàng trăm hộ trồng dong riềng trên địa bàn huyện xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ. Hợp tác xã cung cấp bã dong riềng để bà con tham gia liên kết làm phân bón hữu cơ, nhờ đó nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao, sản phẩm miến dong đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng.

Những hộ tham gia liên kết trồng dong riềng với HTX được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật từ cách trồng, chăm sóc, thu hoạch nhờ vậy củ dong riềng có hàm lượng tinh bột cao, năng suất vượt trội.

Chị Nông Thị Bình (xã Côn Minh) cho biết, khi HTX Tài Hoan mở rộng sản xuất kéo theo chuỗi liên kết thì bà con cũng trong vùng cũng có thêm thu nhập. Gia đình có 3.000m2 trồng dong riềng tham gia liên kết, mỗi năm thu về khoảng 50 triệu đồng, đây là nguồn thu nhập không nhỏ đối với người dân nông thôn.

Anh Hà Văn Ba cũng tham gia liên kết trồng dong riềng hữu cơ với HTX Tài Hoan, hằng ngày anh ở nhà chăm sóc dong riềng, chăn nuôi nhỏ, vợ làm công nhân ở xưởng chế biến miến của HTX. Mỗi năm thu nhập từ trồng dong riềng và tiền công đi làm công nhân cũng đủ gia đình trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học.

Sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan ngày càng đa dạng mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Ảnh: Đình Hợi. 

Ngoài xuất khẩu, hiện nay, miến dong Tài Hoan đã được tiêu thụ trên địa bàn cả nước, tại hệ thống siêu thị, tham gia chuỗi cung ứng bán lẻ trên nhiều nền tảng mua bán trực tuyến.

Dong riềng là cây trồng chủ lực của tỉnh Bắc Kạn, được trồng nhiều ở huyện Na Rì, Ba Bể. Năm 2023, diện tích trồng dong riềng toàn tỉnh đạt gần 400ha (27,5ha chứng nhận hữu cơ), năng suất trung bình đạt 760tạ/ha, sản lượng đạt gần 30.000 tấn. Củ dong riềng là nguyên liệu làm nên sản phẩm miến dong truyền thống. Riêng miến dong Tài Hoan đạt chuẩn OCOP 5 sao, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.  

Đình Hợi
Tin khác
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Sự kiện

Một tiếng cười xua tan mọi cay cực nhân gian

Một tiếng cười xua tan mọi cay cực nhân gian

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Người làng... đã thành người phố

Người làng... đã thành người phố

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Cuối tháng Chạp chợt thương một giọng chợ xa xôi

Cuối tháng Chạp chợt thương một giọng chợ xa xôi

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt