Nông sản Bắc Kạn vươn ra thế giới

Mơ Bắc Kạn được người Nhật ưa chuộng

Đình Hợi - Thứ Sáu, 19/04/2024 , 17:44 (GMT+7)

Những năm gần đây, cây mơ tại Bắc Kạn bất ngờ hồi sinh mạnh mẽ, nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ, sản phẩm chế biến xuất khẩu dễ dàng sang Nhật Bản.

Bài liên quan

Hồi sinh cây mơ

Tại Bắc Kạn, những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, đã có thời điểm, nhà nhà trồng mơ, người người trồng mơ. Cây mơ được trồng ở mọi nơi, là cây trồng xóa đói giảm nghèo lúc bấy giờ.

Nhưng thịnh vượng chẳng được bao lâu, với lối sản xuất tự phát, thiếu quy hoạch ở thời điểm bấy giờ, cây mơ dần lụi tàn. Diện tích nhiều, sản lượng lớn nhưng không có nhà máy chế biến, phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên đến đầu những năm 2000, quả mơ bán chẳng ai mua, cho không ai lấy. Rồi cây mơ dần rơi vào quên lãng, chẳng còn ai mặn mà chăm sóc, thu hái trong một thời gian dài.

Cuộc sống của anh Nguyễn Văn Hùng khấm khá nhờ quả mơ được giá. Ảnh: Đình Hợi.

Năm 2015 chứng kiến cây mơ vàng ở Bắc Kạn bất ngờ hồi sinh, tư thương bắt đầu trở lại thu mua quả mơ với giá khá cao. Nhưng lúc này diện tích trồng mơ tại tỉnh Bắc Kạn còn lại rất ít, chủ yếu là những gốc mơ già cỗi, năng suất thấp.

Cây mơ chỉ thực sự hồi sinh mạnh mẽ từ năm 2017 khi nhà máy chế biến quả mơ của Công ty TNHH Việt Nam Misaki ở Khu công nghiệp Thanh Bình (huyện Chợ Mới) đi vào hoạt động. Tại đây, quả mơ được chế biến thành những mặt hàng chất lượng cao để xuất khẩu sang Nhật Bản.

Xã Cao Kỳ (huyện Chợ Mới) là thủ phủ trồng cây mơ của tỉnh Bắc Kạn, diện tích khoảng 300ha. Những năm gần đây, mơ trở thành cây làm giàu của người dân nơi đây.

Những ngày này, đến Cao Kỳ, trên đường đâu đâu cũng cảnh tấp nập xe cộ, trên đồi từng đoàn người đang hái mơ. Nói về trồng mơ ở Cao Kỳ, không ai không biết đến anh Nguyễn Văn Hùng ở thôn Chộc Toòng.

Từ UBND xã Cao Kỳ, theo con đường bê tông dài hơn 3km, chúng tôi đến thăm nhà anh Hùng. Ngôi nhà 2 tầng khang trang hiện lên trước mắt, chủ nhà niềm nở đón ra tận ngõ đón chúng tôi.

Chúng tôi đến vào lúc nhà anh Hùng đang chuẩn bị đi thu hoạch quả mơ, sau vài câu chuyện xã giao, anh Hùng dẫn chúng tôi đi thăm vườn mơ của gia đình. Vườn mơ của anh Hùng ở khu Bản Mại, nơi trồng nhiều mơ nhất xã Cao Kỳ. Vừa hái mơ, anh Hùng thao thao chia sẻ về cây mơ ở vùng đất này.

Năm 2003, được bố mẹ chia cho một mảnh đất đồi ở khu Bản Mại, anh Hùng trồng 2ha cây mơ. Lúc trồng, cây mơ đang giai đoạn thịnh vượng, nhưng vài năm sau, đến khi được thu hoạch quả mơ rót giá thê thảm. Có những lúc giá bán 1kg mơ chỉ được 1.000 đồng, không đủ tiền thuê hái rồi chở từ khu sản xuất ra ngoài đường. Những năm 2010, không chỉ gia đình anh Hùng, cây mơ vàng Bắc Kạn mất giá, nên nhiều vườn mơ bị bỏ hoang, quả chín không ai hái, có nơi chặt bớt để trồng cây khác.

“Lúc đó mình cũng có ý định chặt bỏ nhưng tiếc công trồng, chăm sóc bấy lâu nên quyết định giữ lại. Mình cũng không nghĩ cây mơ sẽ hồi sinh, có giá cao như hôm nay. Nghĩ lại thấy mình vẫn may mắn, không làm gì có thu nhập như bây giờ”, anh Hùng chia sẻ.

Năm 2025, giá mua quả mơ bắt đầu tăng cao, có thời điểm bán được 11.000 đồng/kg, đây cũng là lúc anh Hùng hưởng thành quả sau hàng chục năm gắn bó với cây mơ. Với 2ha, mỗi năm gia đình cũng thu được hơn 150 triệu đồng. Nhờ tiền bán mơ, anh Hùng xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học, cuộc sống cũng dần khấm khá.

Những vườn mơ bạt ngàn ở xã Cao Kỳ (huyện Chợ Mới). Ảnh: Đình Hợi. 

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Sự hồi sinh của cây mơ ở Bắc Kạn gắn liền với sự ra đời và phát triển của Công ty TNHH Việt Nam Misaki (Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới). Thành lập năm 2017, doanh nghiệp này thu mua quả mơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, sau đó chế biến thành những sản phẩm như mơ mật ong, mơ tía tô xuất khẩu sang Nhật Bản.

Chế biến quả mơ tại Công ty TNHH Việt Nam Misaki. Ảnh: Đình Hợi. 

Mỗi năm, Công ty TNHH Việt Nam Misaki mua gần 2.000 tấn mơ, giá mua khoảng 8.000 đồng/kg, vùng nguyên liệu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Năm 2023, riêng các sản phẩm chế biến từ quả mơ mang lại cho công ty khoảng 4 tỷ đồng.

Để tạo vùng nguyên liệu ổn định, công ty ký hợp đồng với 2 hợp tác xã ở xã Cao Kỳ thu mua của bà con với giá từ 8.000 đồng/kg trở lên.

Bà Hoàng Thị Lập, Giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Misaki cho biết, những năm tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mặt hàng, dự kiến sẽ cho ra mắt thêm sản phẩm quả mơ khô, kẹo mơ, mơ xanh hướng đến khách hàng trong nước và mở rộng thêm một số thị trường nước ngoài.

“Sản phẩm chế biến từ quả mơ ở Bắc Kạn được thị trường Nhật Bản khá ưa chuộng, đây là món ăn không thể thiếu của người Nhật nên dư địa xuất khẩu còn rất lớn. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chế biến cũng như xây dựng thêm vùng nguyên liệu ở một số tiểu vùng khí hậu phù hợp với đặc tính của cây mơ”, bà Lập cho biết thêm.

Trở lại câu chuyện ở những vùng trồng cây mơ, năm nay, người trồng mơ ở Bắc Kạn phấn khởi vì quả mơ được giá. Cụ thể quả mơ lùn thu mua từ 8.000 nghìn đồng đến 15 nghìn đồng/kg, quả mơ vàng giá bán từ 22 đến 25 nghìn đồng/kg tùy mẫu mã chất lượng quả. Giá thu mua này cao hơn từ 3 đến 4 nghìn đồng đối với quả mơ lùn, quả mơ vàng cao hơn khoảng 6 nghìn đồng so với vụ thu hoạch năm ngoái. Tại Bắc Kạn, quả mơ lùn hiện nay chủ yếu bán cho các doanh nghiệp trên địa bàn để chế biến phục vụ xuất khẩu.

Những năm gần đây, cây mơ trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng tại tỉnh Bắc Kạn hiện nay khoảng 1 nghìn ha. Nhiều hộ gia đình có thu nhập vài trăm triệu đồng một vụ thu hoạch mơ.

Ông Đồng Phúc Toản, Chủ tịch UBND xã Cao Kỳ thông tin, cây mơ là cây trồng chủ lực của xã, diện tích gần 350ha (đã cho thu hoạch trên 200ha). Nhờ có những cánh rừng mơ bạt ngàn, thu nhập của người dân ở Cao Kỳ ngày càng nâng lên, hàng trăm hộ xây dựng nhà cửa khang trang.

Cùng với một số HTX chế biến tại chỗ, việc quả mơ được chế biến xuất khẩu đã giúp giá thu mua quả mơ khá ổn định trong những năm gần đây, bà con yên tâm trồng, phát triển thêm diện tích, ông Toản cho biết thêm.

Tại tỉnh Bắc Kạn, gần đây còn có thêm Công ty TNHH BORDERLESS ASIA (TP Bắc Kạn) đưa nhà máy chế biến nông sản, công suất hơn 5.000 tấn/năm vào hoạt động. Trong đó, riêng sản phẩm mơ muối sẽ có công suất 1.500 tấn/năm, toàn bộ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nguyên liệu để chế biến được công ty thu mua trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận.

Dù mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng đa số các nông hộ ở Bắc Kạn vẫn chưa tuân thủ quy trình tỉa cành, tạo tán, chăm sóc, bón phân, tưới nước cho cây mơ. Trong một thời gian dài, các hộ dân trồng mơ chủ yếu bằng kinh nghiệm nên thường bị sâu bệnh hại dẫn đến năng suất, chất lượng chưa cao, mẫu mã quả mơ chưa đẹp. 

Quả mơ sau khi chế biến được thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng. Ảnh: Đình Hợi.

Do đó, hiện nay, tỉnh Bắc Kạn định hướng ổn định diện tích trồng mới gắn với chất lượng gắn với thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng trồng ồ ạt. Một số địa phương và ngành chuyên môn cũng đang vào cuộc cải tạo, nâng cao chất lượng quả mơ.

Đình Hợi
Tin khác
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái
Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE
Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa mới được ký kết đang mở thêm nhiều cơ hội cho tôm, cá ngừ… Việt Nam tại thị trường UAE.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD sau 7 năm nhờ giá xuất khẩu tăng cao. Giá tiêu dự báo tiếp tục cao trong vụ tới.

Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ
Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ

Khi nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ tăng trưởng trở lại, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam đang tiếp tục tăng kim ngạch, thị phần tại thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp đã xuất khẩu thịt gà tới nhiều thị trường, C.P. Việt Nam đang chuẩn bị các công việc cần thiết để xuất khẩu vào thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa

Thị trường Halal mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ…