| Hotline: 0983.970.780

Mơ Bắc Kạn bội thu, giá cao kỷ lục, khách hàng tranh nhau mua

Thứ Sáu 21/04/2023 , 16:18 (GMT+7)

BẮC KẠN Được ví như 'vàng xanh' trên núi, cây mơ giúp nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu, sản phẩm từ quả mơ không chỉ tiêu thụ trong nước mà đã được xuất khẩu.

Thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha

Những ngày này, người trồng mơ ở tỉnh Bắc Kạn đang hối hả bước vào vụ thu hoạch. Trên những vùng trồng mơ trọng điểm ở huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông và TP Bắc Kạn, đâu đâu không khí cũng nhộn nhịp, vui vẻ. Sở dĩ người dân phấn khởi vì năm nay quả mơ vàng bán được giá cao kỷ lục, nhiều hộ phất lên, có của ăn, của để.

Người dân ở tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch quả mơ. Ảnh: Ngọc Tú. 

Người dân ở tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch quả mơ. Ảnh: Ngọc Tú. 

Gia đình chị Hoàng Thị Tấm ở xã Nông Thượng (TP Bắc Kạn) có hơn 100 cây mơ vàng, năm nay thời tiết thuận lợi nên quả mơ sai đều, to đẹp. Tranh thủ trời nắng, chị Tấm đang tất bật thu hoạch.

“Năm nay quả mơ mẫu mã đẹp nên tư thương mua với giá từ 15.000 – 18.000 đồng/kg, một số hợp tác xã, doanh nghiệp về mua tận vườn nên đầu ra thuận lợi. Mấy năm trở lại đây, quả mơ được giá nên đời sống cũng khấm khá hơn”, chị Tấm phấn khởi chia sẻ.

Xã Cao Kỳ (huyện Chợ Mới) - thủ phủ trồng cây mơ của tỉnh Bắc Kạn những ngày giữa tháng 4 cũng rất nhộn nhịp, thương lái khắp nơi về đây thu mua.

Hiện xã Cao Kỳ có hơn 320ha cây mơ, diện tích đã cho thu hoạch trên 200ha. Có hai loại là cây mơ vàng (mơ cao) và mơ trơn (mơ lùn), trong đó quả mơ vàng được thu mua với giá từ 15 đến 18 nghìn đồng/kg, quả mơ trơn giá bán từ 7 đến 10 nghìn đồng/kg.

Thống kê từ nhiều nhà vườn ở xã Cao Kỳ cho thấy, một ha trồng khoảng 250 gốc mơ, đến tuổi thu hoạch, trung bình một cây mơ vàng có thể đạt năng suất 80kg/vụ, những cây lớn có thể thu về một tạ quả. Với giá bán trung bình trên 15.000 đồng/kg, một ha cây mơ vàng có thể cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Quả mơ trở thành mặt hàng được săn đón trên thị trường mỗi khi vào vụ thu hoạch. Ảnh: Toán Nguyễn. 

Quả mơ trở thành mặt hàng được săn đón trên thị trường mỗi khi vào vụ thu hoạch. Ảnh: Toán Nguyễn. 

Ông Đồng Phúc Toản, Chủ tịch UBND xã Cao Kỳ cho biết, những năm gần đây, cây mơ, đặc biệt là mơ vàng trở thành cây trồng chủ lực của xã. Vụ thu hoạch năm nay, với giá bán cao nên có rất nhiều hộ thu về vài trăm triệu đồng. Một số thôn bản vùng cao trước đây khó khăn nhưng nhờ cây mơ đã thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân khấm khá hơn rất nhiều.

Quả mơ xuất ngoại

Sở dĩ vài năm gần đây cây mơ trở thành cây làm giàu của người dân ở Bắc Kạn một phần cũng nhờ thị trường tiêu thụ ổn định, giá thu mua cao.

Tại Bắc Kạn hiện có 2 nhà máy chế biến quả mơ để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong đó, Công ty TNHH Việt Nam Misaki ở Khu công nghiệp Thanh Bình (huyện Chợ Mới) đã đi vào sản xuất từ năm 2018, năng lực chế biến đạt trên 2.000 tấn/năm. Nguyên liệu đầu vào là quả mơ trơn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Toàn bộ sản phẩm chế biến từ quả mơ của Công ty đều xuất khẩu sang Nhật Bản.

Chế biến quả mơ để xuất khẩu tại Công ty TNHH Việt Nam Misaki. Ảnh: Ngọc Tú.

Chế biến quả mơ để xuất khẩu tại Công ty TNHH Việt Nam Misaki. Ảnh: Ngọc Tú.

Bà Hoàng Thị Lập, Giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Misaki cho biết, từ đầu vụ đến nay, đơn vị đã thu mua được khoảng 200 tấn quả mơ, giá thu mua từ 8.000 – 9.000 đồng/kg. Năm nay nhà máy mua được ít hơn năm ngoái nên có thể không đủ để chế biến theo kế hoạch, nguyên nhân năm nay có nhiều tư thương đến tỉnh Bắc Kạn mua quả mơ hơn những năm trước.

Mới đây nhất, một doanh nghiệp khác cũng đã đầu tư nhà máy chế biến quả mơ với công suất 1.500 tấn/năm, sản phẩm của đơn vị này là quả mơ muối để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Nếu như quả mơ trơn (mơ lùn) không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến thì quả mở vàng lại được các hợp tác xã săn đón. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện có nhiều hợp tác xã thu mua quả mơ vàng để chế biến thành các sản phẩm như ô mai, mơ muối, rượu mơ... để bán ở thị trường trong nước.  

Nguồn tin từ một số hợp tác xã cho thấy, quả mơ vàng dù giá cao kỷ lục nhưng cũng không đủ cung cấp, ngoài chế biến tại chỗ còn có nhiều tư thương ở các tỉnh khác đến tận vườn để thu mua.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất