Mở cửa tương lai nhờ lớp tư vấn và dạy nghề

Trần Đăng Lâm - Thứ Năm, 12/09/2024 , 16:05 (GMT+7)

Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng về cơ hội việc làm, Gia Lai luôn ưu tiên tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho đối tượng là lao động nông thôn.

Cơ hội hòa nhập thị trường lao động

Một buổi tư vấn hướng nghiệp tại xã Hneng (huyện Đăk Đoa, Gia Lai). Ảnh: Đ.L. 

Gia Lai là tỉnh miền núi, tỷ lệ đồng bào là người dân tộc thiểu số chiếm khá cao. Bên cạnh việc trồng trỉa, chăn nuôi các loại cây, con truyền thống thì thời gian rảnh rỗi, bà con tranh thủ đi làm thuê để tăng nguồn thu nhập cho gia đình như đến vụ, bà con đi hái cà phê, thu hoạch hồ tiêu thuê cho các chủ vườn, hoặc đi làm các công việc phổ thông khác như phụ hồ... Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, sản phẩm cà phê, hồ tiêu gặp nhiều khó khăn, theo đó cơ hội việc làm của bà con cũng ít đi, thu nhập cũng ít theo, cuộc sống kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Nắm bắt được thực tế trên, huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai được nhiều buổi tư vấn trực tiếp đến tận các thôn, làng vùng sâu. Nội dung của những buổi tư vấn này nhằm cung cấp nhiều thông tin về thị trường lao động cả trong và ngoài nước, theo đó bà con có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm phù hợp.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện Đăk Đoa đã phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể liên quan và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, tổ chức được 23 buổi tư vấn trực tiếp tại thôn, làng, cung cấp thông tin thị trường lao động và hỗ trợ việc làm cho gần 1.000 lượt lao động là người dân tộc thiểu số; đồng thời tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm cho gần 500 lượt học sinh của Trường THCS Dân tộc nội trú huyện.

Mới đây nhất, huyện Đak Đoa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh, Trường Cao đẳng Gia Lai cùng một số doanh nghiệp tổ chức 2 buổi tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp và đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số tại 2 xã Hneng và Hnol. Hoạt động này đã thu hút gần 200 lao động là người dân tộc thiểu số và học sinh tham gia.

Tại đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đã tuyên truyền chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đào tạo nghề; cung cấp thông tin tuyển sinh, tuyển dụng lao động... Ngoài ra, các đơn vị còn tổ chức hoạt động đối thoại, giao lưu, giải đáp chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, hướng nghiệp, tuyển sinh, du học và chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ông Đinh Ơng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa cho biết, thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong Tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. “Mục đích của các hoạt động này là tạo cơ hội việc làm, cơ hội hòa nhập thị trường lao động đối với bà con, đặc biệt là đối với đồng bào người dân tộc thiểu số trên địa bàn”.

Niềm vui có được việc làm

Có mặt trực tiếp tại các buổi tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho bà con người dân tộc thiểu số vừa diễn ra tại hai xã Hneng và Hnol của huyện Đăk Đoa, ông Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty cổ phần Nhân lực Việt Trí MD (trụ sở đứng chân tại phường Trà Bá, TP. Pleiku) cho biết: “Hiện tại, Công ty đang tuyển du học sinh đi du học tại Nhật Bản, Hàn Quốc và tuyển dụng lao động đi làm việc theo hợp đồng tại Nhật Bản. Kinh phí mỗi chuyến đi từ 90 đến 130 triệu đồng. Đối với lao động người dân tộc thiểu số, việc trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp không chỉ giúp họ hòa nhập vào thị trường lao động mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển”.

Với mong muốn tìm kiếm cơ hội đi du học tại Nhật Bản, em Thiên (thôn Kdập, xã Hneng) cũng đến tham gia buổi tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp tại xã. Thiên chuẩn bị bước vào lớp 12, ước mơ được trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp.

Thiên cho biết, tại đây, các đơn vị tuyển dụng lao động và đào tạo nghề cho du học sinh tư vấn nhiệt tình, em thấy cánh cửa tương lai của mình đã được mở rộng. Qua buổi tuyên truyền, em còn được biết các công ty không chỉ hỗ trợ làm hồ sơ mà còn cho vay 50% chi phí để mình có thể chủ động tài chính khi đi du học. “Em đã để lại số điện thoại và lấy thông tin của các đơn vị để khi cần sẽ gọi điện nhờ tư vấn kỹ hơn và cũng để tham khảo ý kiến gia đình, chọn ngành nghề phù hợp nhất sau khi tốt nghiệp THPT”, Thiên cho biết thêm.

Gia đình ông K’sor Plak (làng Thung, xã Hnol) có 3 sào ruộng lúa nước, không có đất trồng cây công nghiệp. Bốn người con của ông đều đã bước vào tuổi lao động nhưng không có công việc ổn định, mùa nào việc nấy, ai thuê gì thì đi làm để đắp đổi qua ngày. Vì vậy thu nhập bấp bênh, cuộc sống gia đình gặp nhiều rất khó khăn.

Qua các buổi tuyên truyền, ông Plăk đã được đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai giới thiệu về 3 công ty ở Bình Dương đang tuyển lao động phổ thông, chuyên làm linh kiện điện tử với mức lương 12 - 15 triệu đồng/tháng, công nhân được lo cơm trưa và được hưởng đầy đủ chế độ, quyền lợi theo quy định. “Tôi thấy mức lương như vậy là khá tốt, doanh nghiệp còn lo cho bữa ăn trưa nữa nên cũng yên tâm. Tôi sẽ kết nối với Trung tâm để cho hai đứa con trai đầu đi làm trước. Nếu công việc ổn định, tôi sẽ tiếp tục cho hai đứa sau đi làm”, ông Plak cho biết.

Hướng dẫn bà con cách chăm lợn hiệu quả tại huyện Đăk Đoa (Gia Lai). Ảnh: Đ.L. 

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty cổ phần Nhân lực Việt Trí MD thì với trường hợp người lao động có hoàn cảnh khó khăn, công ty sẽ hỗ trợ vay vốn và khấu trừ khi người lao động có thu nhập. Mức lương dành cho lao động phổ thông tại các thị trường này là 22 - 25 triệu đồng/tháng. Số tiền phải đóng ban đầu cho mỗi du học sinh tại Nhật Bản, Hàn Quốc là 160 - 200 triệu đồng (bao gồm 1 năm học phí đầu tiên và 6 tháng thuê nhà ở).

“Những học sinh đi du học tự túc và người lao động làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài hợp đồng 3 năm còn có cơ hội ở lại làm việc thêm 7 - 8 năm nếu thi được chứng chỉ nghề và tiếng Nhật, tiếng Hàn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhiều lao động chưa có trình độ nghề, ngoại ngữ bị hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong làm việc và giao tiếp. Mặt khác, nhiều lao động còn gặp khó khăn về kinh tế nhưng lại không thuộc diện ưu tiên được vay vốn”, ông Đức thông tin thêm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa, ông Đinh Ơng thì chia sẻ, công tác tuyên truyền và tư vấn, định hướng nghề nghiệp sẽ giúp người lao động và học sinh trên địa bàn huyện có cái nhìn rõ ràng hơn về cơ hội việc làm cũng như yêu cầu của thị trường lao động. Qua các buổi tuyên truyền, các đơn vị đã cung cấp thông tin về ngành nghề, xu hướng phát triển nghề nghiệp, kỹ năng cần thiết để thành công trong công việc.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa, ông Đinh Ơng: “Huyện sẽ đặc biệt chú trọng công tác tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hỗ trợ việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số; tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh tại Trường THCS Dân tộc nội trú. Từ đó, góp phần triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện”.

Trần Đăng Lâm
Tin khác
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới
'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới

Bằng nghị lực phi thường, cựu binh Tăng Tiến Huỳnh đã đưa sản phẩm mây tre đan đến với nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán
Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Một nhóm các nhà lập pháp Hungary và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã ngồi họp trên một bãi cát dưới lòng sông nhằm cảnh báo về tình trạng hạn hán.

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP
10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị.

Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài
Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

Khi nước vừa mới rút cây chè đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Cắt tỉa các cành yếu, cành vượt, cành la để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng.

'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ
'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ

‘Tư duy ngược’ được xem như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hiện đại, nhưng sự đón nhận của độc giả trẻ cũng có nhiều góc độ khác nhau.

Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo

Chiều 10/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải
Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải

Để đạt các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm cho lĩnh vực nông nghiệp, gấp 18 lần mức đầu tư hiện tại.

Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa
Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa

Doanh nghiệp đã thu mua gần 17 tấn carbon trên cây lúa với giá 20 USD/tấn, trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam bán được tín chỉ carbon.

Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành du lịch cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và xã hội.

Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp

Danh họa Hồ Hữu Thủ, một tên tuổi hàng đầu của giới mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vừa qua đời tại TP.HCM sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 85 tuổi.  

Sự kiện