Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo

Phương Linh - Thứ Ba, 10/09/2024 , 19:35 (GMT+7)

Chiều 10/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Chiều 10/9, Phó Cục trưởng Cục Lúa gạo Thái lan (thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan) chia sẻ về kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực “Canh tác lúa giảm phát thải”. Ảnh: Quỳnh Chi.

Chiều 10/9, Phó Cục trưởng Cục Lúa gạo Thái lan (thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan) chia sẻ về kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực “Canh tác lúa giảm phát thải”.

Tại Thái Lan, diện tích trồng lúa chiếm một phần quan trọng trong tổng diện tích đất canh tác của quốc gia. Do đó, từ năm 1957, Chính phủ Thái Lan đã đề ra bộ tiêu chuẩn về lúa gạo nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các bộ tiêu chuẩn này còn hỗ trợ nông dân thông qua đào tạo và khuyến khích các phương pháp canh tác bền vững.

Theo Phó Cục trưởng Cục Lúa gạo Thái lan Chitnucha Buddhaboon, vào năm 1957, Thái Lan đã thành lập Bộ Tiêu chuẩn Gạo Quốc gia (National Rice Standard) nhằm chuẩn hóa chất lượng gạo để bảo vệ người tiêu dùng và nâng cao giá trị xuất khẩu. Đây là một trong những bước đầu tiên để thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chính thức cho ngành sản xuất lúa gạo ở Thái Lan. Qua các năm, Thái Lan đã liên tục cập nhật và cải tiến các tiêu chuẩn này để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế, cho ra những sản phẩm gạo chất lượng cao, đồng thời tích hợp các yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường.

Ông Chitnucha Buddhaboon nhấn mạnh, phải đảm bảo áp dụng tiêu chuẩn từ khi còn gieo cấy cho đến khi cho ra thành phẩm cuối cùng. Nông dân Thái Lan luôn tích cực áp dụng các phương pháp công nghệ và thực hiện các yêu cầu của Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP) cho sản xuất lúa gạo.

Ông Chitnucha Buddhaboon nhấn mạnh, phải đảm bảo áp dụng tiêu chuẩn từ khi còn gieo cấy cho đến khi cho ra thành phẩm cuối cùng. Ảnh: Quỳnh Chi.

Hiên nay, diện tích trồng lúa có hệ thống thủy lợi chỉ chiếm 20%, cụ thể, theo số liệu 2023, diện tích trồng lúa gạo ở Thái Lan khoảng 10 triệu ha, trong đó 2 triệu ha là khu vực trồng lúa gạo có tưới tiêu và 8 triệu ha còn lại là lúa nước trời.

Vì vậy, cần quản lý đất và nước hiệu quả, lựa chọn giống lúa phù hợp và áp dụng kỹ thuật canh tác chính xác. Ngoài ra, kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại bằng biện pháp hợp lý, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để tránh ô nhiễm. Thái Lan đã cấm và hạn chế sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật có hại, thay vào đó khuyến khích nông dân sử dụng thuốc sinh hoặc và các biện pháp tự nhiên khác. Sau thu hoạch, gạo sẽ được xử lý cẩn thận để đảm bảo chất lượng. Yếu tố an toàn lao động và sức khỏe cho người lao động cũng được đảm bảo.

Theo kinh nghiệm về sản xuất gạo hữu cơ tại Thái Lan, Phó Cục trưởng Cục Lúa gạo Thái Lan Chitnucha Buddhaboon cho biết phải cho đất nghỉ ít nhất từ 1 đến 3 năm trước khi trồng lúa hữu cơ, để loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và phân bón hóa học. Trong thời gian này, đất cần được cải tạo bằng các biện pháp tự nhiên như bón phân hữu cơ và sử dụng phân xanh, đồng thời ngăn ngừa ô nhiễm từ các nguồn bên ngoài.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tham gia với vai trò điều tiết. Hội đồng Tiêu chuẩn Nông sản Thái Lan (Thai Agricultural Standards Board - TASB) được thành lập dưới sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, có nhiệm vụ thiết lập và đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp.

Tại Thái Lan, hoạt động thanh tra lúa gạo đã được chuyển giao cho các bên thanh tra khu vực tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả và độ chính xác trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Sự chuyển giao này cũng cho phép Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan tập trung vào việc xây dựng và cập nhật các chính sách, tiêu chuẩn và quy định, trong khi các bên tư nhân chịu trách nhiệm thực thi và giám sát chất lượng trong thực tế.

Thu hoạch lúa trên cánh đồng ở tỉnh Chai Nat, miền Trung Thái Lan. Ảnh: Reuters.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Chitnucha Buddhaboon đã chỉ ra tầm quan trọng của dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc. Ngay từ khi bắt đầu gieo cấy lúa đến thành phẩm cuối cùng, phải đảm bảo số liệu và hồ sơ ghi chép dữ liệu, đặc biệt cần trang bị hiểu biết và kiến thức nhất định để người nông dân hiểu sự cần thiết của việc ghi chép số liệu.

Vì vậy, Cục Lúa gạo Thái Lan đã sáng lập và phát triển ứng dụng ThaiRice Trace. Ứng dụng này cho phép người dùng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm lúa gạo, cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở sản xuất, vùng trồng trọt và quy trình canh tác. Ngoài việc xác minh chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm, ThaiRice Trace còn theo dõi quy trình sản xuất từ gieo trồng đến thu hoạch, chế biến và đóng gói. Người dùng cũng có thể gửi phản hồi hoặc khiếu nại về chất lượng sản phẩm nếu phát hiện vấn đề, đồng thời cập nhật thông tin về giá cả và xu hướng thị trường.

Qua việc sử dụng ThaiRice Trace, ngành lúa gạo Thái Lan không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn hỗ trợ các bên liên quan từ nông dân đến người tiêu dùng trong việc duy trì sự minh bạch và đáng tin cậy.

Phương Linh
Tin khác
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái
Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE
Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa mới được ký kết đang mở thêm nhiều cơ hội cho tôm, cá ngừ… Việt Nam tại thị trường UAE.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD sau 7 năm nhờ giá xuất khẩu tăng cao. Giá tiêu dự báo tiếp tục cao trong vụ tới.

Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ
Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ

Khi nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ tăng trưởng trở lại, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam đang tiếp tục tăng kim ngạch, thị phần tại thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp đã xuất khẩu thịt gà tới nhiều thị trường, C.P. Việt Nam đang chuẩn bị các công việc cần thiết để xuất khẩu vào thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa

Thị trường Halal mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ…

Ca cao Việt Nam giá cao kỷ lục nhưng sản lượng thấp
Ca cao Việt Nam giá cao kỷ lục nhưng sản lượng thấp

Giá ca cao thế giới năm nay tăng rất mạnh do thiếu hụt nguồn cung. Giá ca cao ở Việt Nam cũng tăng kỷ lục, nhưng sản lượng đã giảm nhiều.