Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt

Mưa dầm, ngồi kể chuyện trà

Mưa dầm, ngồi kể chuyện trà

Thời gian sống ở Tây Lạc Viên là những ngày tháng đặc biệt nhất với tôi. Ở đây, tôi đọc lại Walden của Henry David Thoreau, chìm đắm trong những trải nghiệm sâu thẳm nhất.

Năm 2016 tôi chuyển chỗ ở lần nữa, sau khi quyết định nghỉ dạy học, về vườn làm nông dân. Đó là một khu vườn ở ngoại ô, thưa vắng nhà, có cả cao su, hồ tiêu, cây trái và một rừng trúc hoang sơ đẹp như mộng. Trong khu vườn ấy còn có hai chiếc ao, một ao đáy đá ong, nước trong xanh có thể vo gạo, rửa rau; ao còn lại thì bùn sâu, lội xuống ngập quá đùi. Dưới cái ao thứ 2 này là súng, những bông súng to lớn, tối đến là bung nở như hàng trăm chiếc đèn hoa đăng, lung linh dưới trăng sao.

Tôi trồng thêm sen, có cả thảy 3 giống, sen ta và “sen tây”, sen hồng và sen trắng, cánh đơn và cánh kép. Chẳng mấy chốc, sen đã mọc kín mặt ao, hoa lừng lững mọc lên, kiêu hãnh nở tràn. Tôi bắc một cây cầu vươn ra gần giữa ao, làm sạp để ngồi, dưới tán sung sum suê xanh mướt.

Những búp sen đua nhau nở sát chân cầu, từ chiều hôm trước tôi mang trà ra bỏ vào lòng sen, dùng lá sen gói lại, để qua đêm. Sáng mai thức dậy thật sớm, vói tay hái lên và đun nước ngay trên cầu ao, pha trà giữa sương mờ giăng mắc. Tôi đặt tên cho khu vườn ấy là Tây Lạc Viên. Nay nhiều bài viết của tôi thời đó vẫn còn mấy chữ “Tây Lạc Viên” sau khi ký tên, chính là địa chỉ ở nơi này.

Thời gian sống ở Tây Lạc Viên có lẽ là những ngày tháng đặc biệt nhất với tôi. Ở đây, tôi đọc lại Walden của Henry David Thoreau không biết bao nhiêu lần, chìm đắm trong những trải nghiệm sâu thẳm nhất của cuộc sống một mình, hoàn toàn tự do và yên tĩnh. Cũng thật lạ, sau 2 năm tôi “ra khỏi rừng” và trở lại với công việc đi dạy một lần nữa...

Trước khi về Tây Lạc Viên, tôi đã mê trà. Tôi có các loại khay trà gồm tre và gỗ, gốm với hình dáng lớn nhỏ, có các loại trà cụ với lỉnh kỉnh ấm đất, nào là Long Đán, Tây Thi, Châu Bàn, Thủy Bình, Thạch Biều, Báo Xuân...; với trà nào là Tân Cương, Hồng trà, Ô long, Phổ nhĩ... Cung cách uống trà cũng thật cầu kỳ, lắm lối. Tôi đọc những loại sách như “Trà kinh” của Lục Vũ, để thâm nhập sâu vào “trà đạo”. Lai vãng khắp các trà thất ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội mỗi khi có dịp... Tóm lại, thiên hạ bày biện gì với trà thì tôi có cái đó. Và nhất là cái cuộc sống “một mình sống trong rừng” với trường chay đạm bạc, ngày ngày nghe kinh, thiền tập..., thì không phải ai cũng bày ra được.

Nhưng rồi tôi bỏ, không chơi nữa.

 

Khi lắng nghe mình đủ sâu, hiểu được bản thân và cuộc sống nhiều hơn, tôi đi đến chỗ dần đơn giản hết mọi sự. Vui với những gì gần gũi, tự nhiên, không cầu kỳ. Vui với chó mèo, rau vườn, hoa trái, với tiếng chim mỗi sáng, với ếch nhái trong hồ. Hoa sen vẫn nở bên lúc lỉu cây trái và mùi nguyệt quế thơm đêm. Những chiếc ấm đất dần được để gọn lại, trong một góc phòng, chỉ còn chiếc Tây Thi bầu bạn suốt những năm tháng sau này, bao nhiêu thứ trà cụ và động tác pha chế, cách nâng ly trà, cách thưởng hương các thứ, đều xếp lại. “Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền”.

Đến nay, sau khi về Bắc, tôi vẫn giữ thói quen uống trà. Bây giờ mỗi ngày đều uống, ngoài trà ra hầu như không uống bất cứ thức gì khác. Tuy ấm đất đã thất tán nhiều, nhưng hiện vẫn còn khoảng mươi chiếc, tò vò chui cả vào lòng ấm, vào miệng vòi mà làm tổ. Tôi chỉ dùng một chiếc Tokoname Nhật Bản, đơn giản vì nó tiện: mỏng nhưng đanh, miệng rộng dễ thay trà; cán dài, rót theo kiểu nghiêng sang bên vừa thuận tay, vừa thông dòng bén giọt, màu sắc lại tươi tắn...

Nhiều năm nay, tôi đã không còn trói mình trong những “thủ tục” và sự câu thúc nữa. Cho phép bản thân “lười biếng”, thả mình trong một đời sống giản đơn, từ ăn uống đến sinh hoạt thường nhật. Xét đến cùng, mọi “giới luật” và oai nghi là để đưa con người đến được với tự do, chứ không phải để xiềng xích và giam cầm nó.

Có thể nói không quá rằng, tôi từng trải qua một giai đoạn “trà đạo”, “trà thiền” tới mức nghiêm mật và rất “đúng bài”. Đó là một trải nghiệm đẹp, sâu lắng, sẽ còn đọng mãi trong nội tâm mình. Nhưng tôi đã chọn bước ra, để sống một đời sống khác, thoải mái hơn, tự do hơn, nhẹ nhàng hơn.

Đó chỉ là cái đời sống cá nhân của chính tôi. Mỗi người hãy cứ giữ lấy lối sống nào đã làm cho mình thấy cuộc đời đẹp nhất, ý nghĩa nhất, ngay cả khi nó kỳ dị và lập dị đến đâu đi chăng nữa. Như theo đuổi trà chẳng hạn, cũng là một lựa chọn thú vị. Riêng tôi, xin “giã từ vũ khí”.

Tôi thích tinh thần Tây phương, như Thoreau của Mỹ. Ông bỏ vào rừng, ngâm mình trong hồ Walden, chìm đắm vào ánh bình minh, đếm từng bước chân trên con đường cô độc... Tôi nghĩ, có một nước Mỹ khác mà nhiều người chưa biết, đó là nước Mỹ của Thoreau, ở đó có một góc đời sống thẳm sâu không thua kém gì Đông phương với những Thiền, những Đạo. Nhưng Thoreau đã không chọn cách cưỡi trâu đi vào trong núi sâu và biến mất vô tăm tích như Lão tử. Sau khi đã im lặng để cho “chim làm tổ trên đầu”, Thoreau trở ra như một luồng ánh sáng dữ dội có thể xuyên qua mọi bóng đen, viết “Bất tuân dân sự” trứ danh, bên cạnh “Một mình sống trong rừng” đã trở thành kinh điển. Có một Dionysus say mê, cuồng nộ, đắm đuối với đời sống bên cạnh một Apollo lý tính và mẫu mực và đầy ánh sáng.

Ranh giới giữa cao cả và thấp thỏi đôi khi rất mong manh, khó phân định; sang và hèn, lớn và nhỏ, sâu và cạn, tĩnh và động, thiêng và tục... cũng thế, mong manh như áo mỏng.

“Lấy niềm vui làm mục đích sống”, đó là quan niệm của tôi. Một niềm vui mang đến từ sự gắn kết với mọi người, với thiên nhiên và đời sống này; một niềm vui sinh khởi từ sự tự chủ nội tâm, để biết hỉ nộ ái ố rất người mà không đánh mất mình trong những sai sử của mê lầm đắm nhiễm; không tự lừa mình trong những tín điều du dương mà êm tai tự phụ...

THÁI HẠO

Tin khác

‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ là ý tưởng được đại tá Trần Thế Tuyển viết thành trường ca, nhằm kêu gọi hành động thiết thực cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 10/01/2025
Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Cuốn sách 'Danh nhân Phan Huy Ích (1751 – 1822)' do Nguyễn Tuấn Cường- Đỗ Thị Bích Tuyển (chủ biên) phát hiện thêm 2 vua Quang Trung giả trong chuyến mừng thọ vua Càn Long.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 09/01/2025
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 07/01/2025
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 04/01/2025
Có một người tu hành như thế

Có một người tu hành như thế

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 03/01/2025
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 02/01/2025
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 26/12/2024
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 23/12/2024
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 21/12/2024
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 18/12/2024
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 16/12/2024
Mạch nha Thi Phổ

Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 12/12/2024