Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh

Kiên Trung - Thứ Hai, 26/08/2024 , 11:12 (GMT+7)

Đại diện Hiệp hội Sâm Lai Châu mong muốn sớm tìm được thuốc chữa bệnh đối với củ sâm, bởi 'ai cũng gọi được tên bệnh mà chưa tìm được thuốc chữa'.

Nguy cơ dịch bệnh đối với sâm Lai Châu trồng bán hoang dã

Theo ông Ngô Tân Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Sâm Lai Châu, người trồng sâm ở tỉnh miền núi Tây Bắc này đang đối với mặt với nhiều nút thắt, rào cản. Trước hết, đó là vùng trồng.

Các khu vực phát hiện sâm Lai Châu tự nhiên trước đây chủ yếu là vùng đồi dốc, vùng rừng tự nhiên. Để phát triển vùng trồng mà doanh nghiệp là đầu tàu để vận động bà con địa phương làm theo thành vùng nguyên liệu lớn, tạo công ăn việc làm, có thu nhập…, cần sớm có cơ chế, chính sách về hướng dẫn cho thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng dược liệu, trong đó có sâm.

Một vườn sâm được trồng tại tỉnh Lai Châu. Ảnh: Ngô Tân Hưng.

Ngoài ra, thời gian cho thuê đủ dài thì doanh nghiệp mới có định hướng bỏ vốn đầu tư lâu dài. Hiện nay doanh nghiệp muốn đầu tư vào thì không có đất, do vướng đất rừng phòng hộ, sản xuất tự nhiên. Chưa có quy định cho thuê dịch vụ môi trường rừng phát triển dược liệu.

Lo ngại khác của người trồng sâm, hiện nay giá sâm đắt do sâm trồng bán hoang dã, bị dịch bệnh chết rất nhiều, đặc biệt là mùa mưa. Tỷ lệ sâm khi thu hoạch rất thấp. Đó cũng là nguyên nhân các nhà đầu tư, bà con không mặn mà trồng vì rủi ro bệnh rất cao.

“Có mấy bệnh điển hình là thối củ, thán thư, héo xanh, lở cổ rễ. Ai cũng biết tên nấm khuẩn gây bệnh trên sâm mà không có thuốc chữa. Chúng tôi kiến nghị các Bộ, ngành chủ quản, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học vào cuộc triển khai các đề tài khoa học để tìm ra thuốc sinh học chữa được bệnh này thì vùng trồng phát triển rất nhanh”, ông Hưng chia sẻ.

Cũng theo ông Hưng, hiện còn đang có sự nhận thức chưa đúng khi cho rằng, trồng bán hoang dã mới cho chất lượng tốt hơn mà không biết rằng đó là bất cập, nguy cơ gây bệnh cho cây, từ đó giảm năng suất, chất lượng của sâm.

Cây sâm bị bệnh, thối rễ được các doanh nghiệp trồng sâm tại Lai Châu thu nhặt lấy mẫu. Ảnh: Ngô Tân Hưng.

“Việc trồng bán hoang dã chỉ dành cho những người bán củ tươi với số lượng nhỏ lẻ không đáng kể. Muốn phát triển vùng trồng, sản lượng lớn, chất lượng đảm bảo đồng đều thì phải canh tác sinh học, hữu cơ, công nghệ cao.

Cái này phải có truyền thông định hướng; các nghiên cứu khoa học để chứng minh, thay đổi tư duy của người trồng cũng như của người tiêu dùng Việt Nam về sâm. Năng suất được nâng cao mới hình thành giá thành mới phù hợp, đồng thời sẽ giúp ngăn chặn tình trạng sâm lậu tràn về Việt Nam. Sâm trong nước chất lượng tốt hơn, giá hợp lý hơn thì sâm lậu không có cửa nữa. Đây cũng là kinh nghiệm của Hàn Quốc. 

Do đó, nên song hành 2 hình thức, vừa trồng sâm dưới tán rừng để tạo sinh kế cho bà con dân tộc ít người, đặc biệt là khu vực giáp biên gới của tỉnh Lai Châu do các vùng trồng sâm đa phần là khu vực giáp biên giới với Trung Quốc. Đồng thời, phát triển nhà màng, áp dụng công nghệ sinh học để tăng sản lượng và ổn định chất lượng, hàm lượng, năng suất để phát triển ngành sâm Việt Nam”.

Tìm đầu ra cho sâm Lai Châu

Chỉ ra những nguyên nhân về sự chậm phát triển của sản phẩm sâm Lai Châu, đại diện Hiệp hội Sâm Lai Châu phân tích, bên cạnh rào cản về giá thành cao khiến sản phẩm chỉ có những người có điều kiện mới dám sử dụng, một rào cản khác đó là do chưa những công trình nghiên cứu chính thống về công dụng, tác dụng của sâm Lai Châu được công bố.

Một cây sâm giống khỏe mạnh trước khi được đưa đi trồng. Ảnh: Ngô Tân Hưng.

Người tiêu dùng khó có thể tìm được các thông tin, tài liệu chính thống về thành phần, hoạt chất, công dụng, liều dùng của sâm Việt Nam nói chung và sâm Lai Châu. Hiện tại, các nền tảng mạng xã hội (TikTok, Facebook, Youtube…) đang được người bán tự phát quảng bá, độ tin cậy không cao do không có căn cứ, cơ sở khoa học dẫn đến không biết thực hư Sâm Việt Nam thế nào.

Đó là chưa nói tới những luồng thông tin so sánh, dẫn tới cách hiểu sai lệch như sâm Ngọc Linh mới tốt nhất, Sâm Lai châu thì ít chất hơn, không đủ thành phần Saponin…

“Người ta còn đưa ra thông tin có cả đề tài nghiên cứu của một số nhà khoa học có tên tuổi về sâm lấy mẫu sai năm tuổi không rõ nguồn gốc để phân tích, nhận dạng, so sánh sâm Ngọc Linh và Lai Châu không rõ mục đích gì làm loạn dư luận, thực giả lẫn lộn. Thông tin này lan ra làm nản lòng các doanh nghiệp và bà con dân tộc ít người đang trồng sâm ở vùng phên dậu của Tổ quốc hoang mang, chán nản”, ông Ngô Tân Hưng chia sẻ.

Từ thực trạng trên, Hiệp hội Sâm Lai Châu mong muốn các cơ quan chuyên môn sớm đưa ra các nghiên cứu khoa học về công dụng của sản phẩm sâm, từ đó truyền thông rộng rãi tác dụng của sâm tới đông đảo người tiêu cùng trong nước biết đến để người dân Việt Nam biết đến tính chất quý giá của sâm Việt Nam, để có ý thức dùng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh…

Chọn lọc tự nhiên để nhân giống sâm từ hạt...

Vườn ươm giống sâm Lai Châu tại tỉnh Lai Châu. Ảnh: Ngô Tân Hưng.

Theo ông Hưng, đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh, giáo sư Trần Đáng đã có công trình nghiên cứu và công bố trong một cuốn sách nói về công dụng, liều dùng của sâm Ngọc Linh. Trong khi sâm Lai Châu thì chưa có công trình nghiên cứu mặc dù 2 loại cùng là 1 loài. Do đó, sâm Lai Châu hiện nay sản lượng cũng đã có, tuy nhiên muốn chế biến sâu là chưa có cơ sở, khi trình sản phẩm lên cơ quan có thẩm quyền sẽ không được phê duyệt.

“Để giải quyết vấn đề này, đề nghị các Bộ, ngành liên quan sớm có đề tài nghiên cứu về công dụng, liều dùng cho sâm Lai Châu hoặc có văn bản thống nhất về tên gọi: Sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh là sâm Việt Nam.

Khi thống nhất được về tên gọi sẽ thống nhất được các thông tin liên quan đến công dụng, liều dùng, khi đó sâm Lai Châu mới được phép sử dụng những thông tin nghiên cứu trong tài liệu của giáo sư Trần Đáng để có căn cứ, cơ sở cấp phép sản phẩm cho cả sâm Lai Châu”.

Về quy trình, công nghệ chế biến, theo ông Hưng, sâm Lai Châu cũng đang trong thực trạng chung của sâm Việt Nam là yếu kém, không đa dạng hóa sản phẩm chế biến sâu từ sâm, mới chủ yếu là ngâm rượu, một số sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần của sâm… mà chưa được chế biến sâu, chưa được chế biến thành dược phẩm, mỹ phẩm… như sâm Hàn Quốc, Trung Quốc…

“Nếu không chế biến sâu mà chỉ đi bán mấy củ sâm tươi thì thị trường vô cùng nhỏ, dễ bị sâm lậu tràn vào giả dạng. Khi chế biến sâu rồi thì lượng sâm cần cho chế biến mới lớn, có thị trường thì các doanh nghiệp, bà con mới tính được đầu ra, mới hào hứng phát triển vùng trồng. Bây giờ trồng sau 5 năm không biết bán cho ai, trong khi sâm lậu tràn về bán giá rẻ, có mẫu sâm lậu bán trên thị trường xét nghiệm phát hiện dư lượng 1 trong 4 loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại gấp 17 lần, gây tàn phá sức khỏe người Việt”.

Mạnh dạn “đặt hàng” cơ quan quản lý giúp Hiệp hội Sâm Lai Châu nghiên cứu 2 đề tài quan trọng nhất đối với sâm Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Sâm Lai Châu Ngô Tân Hưng cho biết: Thứ nhất, nghiên cứu về công dụng và liều dùng để phục vụ chế biến sâu; công nghệ chiết suất tính chất dược liệu quý trong sâm và các đề tài nghiên cứu các sản phẩm chế biến sâu phục vụ sức khỏe, chữa bệnh, làm đẹp cho con người để thành ngành hàng sản phẩm công nghiệp chế biến sâm;

Thứ hai, nghiên cứu để tìm ra thuốc chữa bệnh cho cây sâm. Gây giống, trồng thì có rất nhiều đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ, cấp tỉnh rồi. Quan trọng bây giờ là rõ ràng ai cũng nhìn thấy, gọi được tên bệnh mà không có thuốc đặc trị, chữa bệnh cho cây sâm.

Kiên Trung
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.