Nên ăn chay thế nào?

Thái Hạo - Thứ Ba, 24/05/2022 , 06:33 (GMT+7)

Vẫn có những vụ ngộ độc thức ăn chay khiến dư luận quan tâm, nên xin chia sẻ đôi điều.

 

Về cơ bản, theo giải phẫu học, ăn chay là “tự nhiên”, phù hợp với hệ tiêu hóa của con người, tốt cho sức khỏe và cả tinh thần nữa. Con người không có móng vuốt, không có nanh, môi trường thiên về tính kiềm, chiều dài hệ tiêu hóa gấp khoảng gần 10 lần chiều dài cơ thể… Tất cả những đặc điểm ấy đều cho thấy con người gần như đồng dạng về tiêu hóa với các các loài ăn thực vật.

Ăn chay vì tình yêu đối với động vật. Nếu ngoài lý do sức khỏe, thì có lẽ, ăn chay là nơi thể hiện tình yêu và sự trân trọng cao nhất đối với sự sống của các loài động vật. Bởi vì chúng cũng có thân mạng, chúng cũng “ham sống sợ chết”, chúng có cha mẹ anh chị em của mình, chúng có rất nhiều cảm xúc…

Nâng niu sự sống là một điều tốt đẹp, nuôi dưỡng lòng từ ái, và sự thanh bình trong nội tâm của mình. Một người yêu thiên nhiên, yêu sự sống của từng con cá, con chim cho đến chó mèo gà vịt… thì người ấy thường rất lương thiện và hiền lành. Nếu không xuất phát từ tình yêu ấy, thì việc ăn chay không thật sự mang lại điều gì cơ bản cho sự tốt đẹp của tinh thần con người.

Là một người Phật tử, nếu bạn ăn chay thì cũng hãy nên xuất phát từ tình yêu ấy, chứ không nên vì những nỗi sợ “trừng phạt”, địa ngục”, “tổn phước” gì cả… Vì những nỗi sợ ấy là tiêu cực, và bạn sẽ không tự nguyện ăn chay, nó là một hình thức ép buộc bởi cảm thức thần quyền. Đó là mê tín. Việc ăn chay như thế, sẽ dẫn tới những gắng gượng, gồng mình, đối phó… rất khổ nhọc; mà giá trị về tâm thức thì không được là bao.

Thậm chí, tâm thế ăn chay nay có thể gây ra rất nhiều phiền phức trong cuộc sống cá nhân như cực đoan, gây mâu thuẫn gia đình, khó hòa nhập với những người “ăn mặn”. Hãy ăn chay trong tình yêu và lòng độ lượng, đừng vì sự sợ hãi; bạn sẽ hạnh phúc với điều ấy.

Nếu bạn ăn chay mà khó chịu và “mâu thuẫn” với những người ăn mặn”, thì bạn đã sai rồi đó.

Đừng quá khắt khe. Vấn đề của bạn là lòng từ bi (tình yêu) đối với động vật, những sinh linh khác - nhưng với những con vật đã bị chết, những món ăn mà bạn không cố ý đòi hỏi, những “thực phẩm” mà bạn mua về cho gia đình… thì hãy thả lỏng; ăn uống bình thường, vui vẻ. Đừng cố tách mình ra khỏi những sinh hoạt bình thường. Hãy ăn uống với tâm từ bi và ý nghĩ lương thiện, đừng nảy ra ý định giết chóc là được.

Nếu bạn ăn chay thì không nên dùng những thực phẩm chay công nghiệp. Hãy ăn những thức tự nhiên như rau xanh, củ quả, đậu trái… Nếu tự trồng được thì thật tốt, vì nó vừa vui vừa an toàn. Những đồ sản xuất công nghiệp có chứa rất nhiều phụ gia không tốt cho sức khỏe; trong khi chúng thường được chế biến thành hình dạng các món “con này, con kia”, rất không phù hợp đối với người đang muốn hướng đến sự giản dị và tự nhiên.

Khi bạn đã ăn chay thì nên đơn giản. Càng đơn giản càng tốt. Sự đơn giản từ số lượng món đến cách chế biến sẽ giúp đánh thức vị giác của bạn, giúp ta cảm nhận được vị ngon tự nhiên của thức ăn. Và sự đơn giản trong ăn uống sẽ giúp bạn có rất nhiều thời gian dư ra dành cho tinh thần. Ăn uống càng giản tiện, tinh thần càng rộng rãi.

Cuối cùng xin tặng các bạn bài thơ của ông vua đi tu Trần Nhân Tông, “Cư trần lạc đạo”:

“Ở đời vui đạo phải tùy duyên

Đói đến thì ăn, mệt ngủ khì

Của báu trong nhà thôi tìm kiếm

Đối cảnh tâm vắng, hỏi thiền làm chi”.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

NNVN

 
Thái Hạo
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?