New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp

Lâm Hưng - Thứ Tư, 12/06/2024 , 10:52 (GMT+7)

New Zealand hôm 11/6 đã tuyên bố loại bỏ lĩnh vực nông nghiệp khỏi kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho nông dân.

Một đàn gia súc trên một cánh đồng ở Golden Bay, South Island, New Zealand. Ảnh: Reuters.

"Chính phủ cam kết đáp ứng các nghĩa vụ về biến đổi khí hậu mà không buộc các trang trại phải đóng cửa. Chúng tôi tập trung vào việc tìm kiếm công cụ và công nghệ thiết thực cho nông dân để giảm lượng khí thải mà không phải giảm sản xuất hay xuất khẩu", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp New Zealand Todd McClay tuyên bố hôm 11/6.

Chính phủ New Zealand cho biết sẽ thành lập một Nhóm Mục vụ với các đại diện từ ngành nông nghiệp để tìm ra những giải pháp khác nhằm giảm phát thải khí methan sinh học. Chính phủ cũng cam kết chi 400 triệu đô la New Zealand (245,08 triệu USD) trong 4 năm tới để đẩy nhanh việc thương mại hóa các công cụ và công nghệ nhằm giảm lượng khí thải tại trang trại và sẽ tăng tài trợ cho Trung tâm nghiên cứu khí nhà kính nông nghiệp New Zealand thêm 50,5 triệu đô la New Zealand trong 5 năm tới.

Hồi năm 2022, chính phủ tiền nhiệm của cựu Thủ tướng Jacinda Ardern đã công bố kế hoạch đánh thuế khí thải chăn nuôi vào cuối năm 2025, động thái nhằm góp phần ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. Điều này đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ nông dân trên cả nước do lo ngại sinh kế của họ bị ảnh hưởng. Chính phủ của Thủ tướng Christopher Luxon sau đó đã cam kết sẽ hủy kế hoạch trên nếu lên nắm quyền.

New Zealand, với dân số khoảng 5 triệu người, có khoảng 10 triệu gia súc và 26 triệu con cừu. Gần một nửa tổng lượng khí thải nhà kính của nước này đến từ ngành nông nghiệp, trong đó gia súc là "thủ phạm" chính. Gia súc đầy hơi và ợ hơi thải ra khí methan trong khi nước tiểu của gia súc tỏa ra khí Nitơ Oxit (N2O) vào không khí.

Lâm Hưng
Tin khác
Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon
Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon

Những bí ẩn về loại đất được mệnh danh là ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon được các nhà khoa học hé lộ và những tranh cãi chưa có hồi kết.

EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal
EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal

EC đã đưa ra cảnh báo ‘thẻ vàng’ với Senegal, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của nước này là tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống khai thác IUU.

Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia
Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia

Ở Indonesia, đội ngũ nữ kiểm lâm không ngại khó khăn, ngày đêm giữ rừng, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người dân trong công tác tuyên truyền bảo vệ rừng bền vững.

Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời
Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời

Trong bối cảnh mặt hàng sầu riêng phát triển nhanh chóng, nhiều nông dân đã trở thành triệu phú và một công ty Thái Lan sắp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc
Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack hôm 12/6 cho biết 24 đơn vị đang phát triển vacxin cúm gia cầm cho gia súc trong bối cảnh virus lây lan rộng ở bò sữa.

Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng
Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng

Một ‘siêu bò’ thuộc giống bò bản địa của Brazil đã lập kỷ lục Guinness thế giới với giá bán lên tới hơn 4 triệu USD (khoảng 101 tỷ đồng).

Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng
Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng

Bảy con ngựa Przewalski hoang dã cực hiếm trên thế giới đã được chuyển đến quốc gia Trung Á từ các vườn thú ở châu Âu.

Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc
Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc

Trung Quốc gần đây đã triển khai nhiều công nghệ và kỹ thuật canh tác hiệu quả cao, trong đó phải kể đến 'bộ não kỹ thuật số', siêu lúa 8022 và hạn canh.

Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật
Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật

Thái Lan đã ghi nhận những kết quả tích sau khi cấm thuốc diệt cỏ paraquat và thuốc trừ sâu chlorpyrifos độc hại, cũng như hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate.

Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày
Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày

Ở Tân Cương, Trung Quốc, các nhà khoa học đang ứng dụng các công nghệ nhà kính tiên tiến để phát triển nông nghiệp trên vùng đất khô cằn.

Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ
Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ

Câu chuyện về những người nông dân Tân Cương dũng cảm, sáng tạo, làm nên kỳ tích trên vùng đất khô cằn.