Nhà văn Xuân Ba: Chuyện nhà 49: [Kỳ cuối] Lý Hải Châu - Người giữ rừng

Xuân Ba - Chủ Nhật, 21/05/2023 , 06:00 (GMT+7)

Nhà xuất bản Văn học có một ông giám đốc được coi là hạt trưởng hạt kiểm lâm quyết liệt nhưng khôn khéo: Lý Hải Châu.

Nhà văn Lý Hải Châu.

Ông là Giám dốc Nhà xuất bản Văn học nhiệm kỳ 1980 - 1988.

Có một Tết tôi ghé nhà người thủ trưởng trực tiếp của mình. Anh Lê Văn Ba. Anh phụ trách Ban tôi từ năm 1977. Rồi sau đó là từng yếu nhân của hai tờ báo Đại đoàn kết và Người Cao tuổi. Nhưng bạn đọc nhắc nhớ nhiều tới thủ trưởng của tôi qua bút danh Trần Khắc với những thứ bắt mắt trong đó có Người đàn bà quỳ.

Anh đang ngồi với một vị khách người gày gò manh mảnh. Ấn tượng là cặp mắt toát lên vẻ là lạ, thần thái.

Tôi xúc động nắm lấy bàn tay xương xẩu tuổi 85 nhưng vẫn toát nên sinh khí của vị khách, ông Lý Hải Châu, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, một nhân vật lạ.

Ông và sếp tôi là người cùng phố. Nhà ông bên số lẻ, anh Ba bên chẵn, cách nhau một ngã tư không rộng lắm. Tôi đang may mắn được hầu chuyện hai vị đều là nhà báo, nhà văn. Độc đáo hai vị, anh Ba tù Hỏa Lò, ông Lý Hải Châu, tù Côn Đảo. Có khác ông Châu là tù tử hình, trước đó ông là điệp viên, tình báo.

Câu chuyện buổi chiều xuân lúc đứt nối vì ông Châu cung cách vẻ kiệm lời. Chắp nối lại tôi có cảm giác cuộc đời vị khách gày gò này mà ai đó biên thành cuốn sách thì khá là hấp dẫn!

Bài liên quan

Quê ở Thường Tín vốn là học sinh Trường tư thục Thăng Long. Năm 17 tuổi, mẹ mất, gia đình lâm cảnh túng bấn, Lý Hải Châu đành bỏ dở việc học ban tú tài vuột vào Sài Gòn kiếm sống. May mắn do thạo tiếng Anh tiếng Pháp nên một hãng tàu biển đã nhận anh vào làm.

Rồi Châu về Bình Xuyên, nơi có hai xưởng đóng tàu. Ít tuổi tính nết khiêm tốn, chan hòa thông làu chữ nghĩa nên rất được kính nể gọi Châu là "Thầy Năm Bắc kỳ".

Rồi thầy Năm trở thành người của Bình Xuyên, Cao Đài. Xưởng đóng tàu có đội bảo vệ đông 50 người đều dân Bình Xuyên. Rồi Châu được anh Mười Ơn, Thành ủy viên Sài Gòn - Chợ Lớn đang giấu mình trong đội bảo vệ Bình Xuyên giác ngộ, kết nạp anh vào Việt Minh.         

Mùa thu rồi ngày hăm ba. Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…  Pháp nổ súng. Nam bộ vùng lên kháng chiến, Châu được điều lên Ban Tuyên truyền Thủ Dầu Một, làm Báo Giải phóng. Những năm 1946 - 1947, Lý Hải Châu được đào tạo, trở thành Trưởng Ban Điệp báo một mạng lưới tình báo nằm ngay trong bộ máy chỉ huy của địch. Anh được cấp trên (Pháp, ngụy) tin dùng. Rồi Châu bị địch bắt.

Cuốn Lịch sử Công an nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (NXB CAND-1995, trang 141-142) có ghi:

"Ở Ty Công an Sài Gòn - Chợ Lớn, cùng với việc tăng cường bộ phận điệp báo của đồng chí Lý Hải Châu từ Phòng Mật vụ Nam bộ sang, mạng lưới trinh sát được củng cố và phát triển mạnh. Dưới danh nghĩa một nhân sĩ Cao Đài, nhà báo Lý Hải Châu phụ trách hai tờ Duy TânĐiện báo của Cao Đài để hoạt động hợp pháp, dễ dàng ra vào các cơ quan đầu não của Pháp và ngụy quyền, tiếp cận với nhiều chính giới, đồng thời bí mật cài người vào trong các tổ chức của địch và tay sai. Nhiều tài liệu do anh cung cấp có giá trị chiến lược".

Lý Hải Châu "có giá" như thế nên bắt được anh, kẻ thù tìm mọi cách mua chuộc, tra tấn dã man và hối hả lập phiên tòa tuyên án tử hình Lý Hải Châu.

May mắn, một tháng sau có lệnh của Tổng thống Pháp đưa sang, giảm xuống chung thân. Lý Hải Châu bị đày ra Côn Đảo.         

Những ngày còn lại trên Côn Đảo, Lý Hải Châu vẫn sẵn sàng chờ đến một ngày ra bãi bắn. Lạc quan, giữ vững niềm tin ở ngày mai tươi sáng.

*

*       *

Người thủ trưởng gầy gò khắc khổ của tôi, nhà văn Lê Văn Ba đã đột ngột biệt dương thế. Và người tử tù Côn Đảo Lý Hải Châu cũng đã đi xa.

Từ phải qua trái: Giám đốc NXB Văn học Lý Hải Châu, các nhà văn, nhà thơ Thúy Toàn, Xuân Diệu, Lữ Huy Nguyên, Hà Minh Tuân, Tô Hoài trong một lần làm việc tại NXB Văn học.

Lúc sinh thời tôi có nghe loáng thoáng nhà văn Lê Văn Ba - Trần Khắc đang ấp ủ một cuốn sách về ông hàng xóm Lý Hải Châu của mình. Nhất là cái đoạn anh Ba vẫn nắc nỏm chi tiết, trong mạng lưới hoạt động ngầm của ông Lý Hải Châu có hoa hậu Thu Trang, hoa hậu đầu tiên của Việt Nam được báo chí Sài Gòn thời ấy (1955) trưng ảnh, giật tít "Hoa hậu Việt Minh". Rồi số phận hanh thông của Thu Trang sau này.

Đặc biệt ông Lý Hải Châu hiện vẫn giữ một vưu vật.

Một thứ báu vật quốc gia!

Khi chị Sáu bị bắn. Những anh em tù được nhận trách nhiệm đưa chị ra nghĩa địa Hàng Dương cố tình dềnh dàng như muốn chị nằm lâu hơn trên bãi cát, để chị nghe tiếng sóng biển, sưởi ánh nắng mặt trời. Và để nhiều anh em, kiếm cớ, đi qua viếng chị, vĩnh biệt chị. Các anh tìm được miếng vải, phủ lên mặt chị. Trước khi đưa chị nằm trong áo quan, một anh đã lén thu lại mảnh vải ấy. Mảnh vải được truyền qua nhiều banh, như một báu vật, cuối cùng về đến banh tử tù và người bảo vệ nó lâu nhất là Lý Hải Châu.

Năm 1954, hòa bình lập lại, anh Châu cùng đoàn tù Côn Đảo trở về trong vòng tay đồng bào đón tiếp trên bãi biển Sầm Sơn. Anh Châu vẫn lặng lẽ giữ cho riêng mình chiếc khăn “của chị Sáu”.

Ông Lý Hải Châu đã chỉ cho anh Lê Văn Ba chiếc bàn làm việc của ông. Bàn gỗ gụ chắc chắn, nâu bóng, trên xếp đầy sách, có ngăn kéo ở giữa, khóa chìm. Chiếc khăn, của báu, vật thiêng đặt trong đó.

Chẳng hay anh Lê Văn Ba đã kịp trưng những dòng tâm huyết ấy chưa? Nhưng trong di cảo của anh, tôi tìm thấy những dòng này về ông Lý Hải Châu trong một bài viết. 

*

*       *

Năm 1954, hòa bình lập lại, Lý Hải Châu qua nhiều công tác ở Bộ Văn hóa, Ban Tuyên huấn Trung ương, đến 1979 về Nhà xuất bản Văn học.         

Đất nước ta sau những năm dài khó khăn, công cuộc đổi mới thật sự toàn diện được tính từ năm 1986, đánh dấu bằng Đại hội Đảng VI. Nhưng trước đó và chuẩn bị cho cuộc lột xác đó, trong nông nghiệp đã giương lên ngọn cờ “khoán hộ, khoán chui”, trong sản xuất, phân phối lưu thông có hiện tượng rủ nhau “bung ra, xé rào”. Và trong văn học nghệ thuật từ năm 1976 đã xảy ra “vỡ đê”, cái “đê” định kiến hẹp hòi, bảo thủ và người đầu tiên, dám đứng lên làm cái việc động trời ấy là Lý Hải Châu, Giám đốc Nhà xuất bản Văn học! 

Bản chép tay bài thơ Nguyệt cầm Xuân Diệu tặng Lý Hải Châu.

Nhớ lại cả một thời kỳ vật vã, anh Châu nói với tôi:

Khu rừng văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt thời kỳ từ 1920 đến 1945 nhiều năm dài bị nạn “phá rừng”. Còn đâu những Giông tố, Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng)… những khẩu đại bác nã vào thành trì thực dân phong kiến. Còn đâu những truyện ngắn nửa khóc nửa cười của Nguyễn Công Hoan,Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, rồi thơ mới của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh… Người ta coi đấy là những cái u độc hại. Nhiều “nhà tư tưởng”, “nhà lý luận” ra tay đốn chặt những cây đại thụ…         

Nhưng đã có một sự rục rịch trong một số nhà văn, đòi đánh giá lại.         

Nghe tin tôi trở lại Nhà xuất bản Văn học (trước đó mười năm tôi đã ở đây ra đi với “sự nghiệp” một lô bản thảo không in được. Quyển nào ra được thì bị đánh lên đánh xuống vì “có vấn đề”), anh Tế Hanh nắm chặt tay tôi:

- Đã có quyết định của Ban Tuyên huấn về chức năng nhiệm vụ của Nhà xuất bản Văn học rồi. Cứ sách tinh hoa, các giá trị văn học lớn mà làm cho có hệ thống. Mình tin là bây giờ cậu có thể làm được. Anh ấy nghĩ rằng, tôi nguyên là Vụ phó Vụ Xuất bản Ban Tuyên huấn Trung ương thì có đủ uy lực để thực hiện điều bấy lâu mọi người mong ước. Tôi thì nghĩ thầm trong bụng: Vì nhiệm vụ và đạo lý cách mạng, phải liều thôi, như mình đã liều nhiều lần trong đời.         

Chúng tôi “trình” lên một kế hoạch xuất bản trong mười năm một bộ tuyển tập các tác giả văn học hiện đại Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh rồi Tố Hữu, Nông Quốc Chấn, Nguyễn Huy Tưởng, Anh Thơ… xen vào giữa là Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Bính… Mỗi tác giả đều có phần tác phẩm in trước năm 1945 và phần sau 1945, tác phẩm viết trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Ban đầu, anh Nguyễn Tuân không tin là Nhà xuất bản sẽ in tuyển tập của mình. Anh hỏi tôi: Thế cậu không sợ à? Lại hỏi: Cậu không ngại chứ? Mấy ngày sau, anh lập cập chống batoong lên gác: Này, được đấy, cậu làm được đấy!

Tình hình “Giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc”, “Trả lại giá trị thật cho các tác giả, tác phẩm trước Cách mạng Tháng Tám” mới khó khăn và nguy hiểm làm sao!

Nhà xuất bản phải đương đầu với một nhận thức chung xã hội khi ấy đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người, trên báo chí, trong sách vở, nhà trường. Cả một hành trình đổi mới trong văn học. Nhưng cùng đi trong hành trình khó khăn ban đầu ấy là hàng triệu độc giả. Người ta chen nhau mua thơ Nguyễn Bính đông hơn cả mua hàng mậu dịch. Và tiếp đó là Gió đầu mùa của Thạch Lam, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư… Đến Vũ Trọng Phụng thì “gay go” hơn cả, những ba tập với đầy đủ Giông tố, Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây… Còn nhớ buổi “ăn mừng” tác phẩm Vỡ đê năm ấy. Tại nhà cháu Vũ Thị Mỵ Hằng, con gái duy nhất của “Ông vua phóng sự đất Bắc”, có đông đủ bạn bè cố nhà văn và Ban biên tập nhà xuất bản tham dự. Cháu Hằng run run thắp mấy nén hương lên ban thờ, giọng nghẹn lại: “Bố ơi, bố sống lại rồi”.         

Còn anh Đồ Phồn thì vỗ vai tôi: Thế là cậu làm vỡ cái “đê” ấy rồi, cái đê của định kiến hẹp hòi và bảo thủ. Vậy mà trong hội nghị xuất bản toàn quốc năm ấy (1987) tôi bị phê bình “Người ta dám cả gan ra Giông tố, Số đỏ và còn định ra Nửa chừng xuân, Gánh hàng hoa nữa!”.

Kể với tôi kỷ niệm về những năm tháng “âm thầm, kiên trì và dũng cảm”, giọng anh Châu sôi nổi hẳn lên. Có lẽ vì đây là những sự kiện mới diễn ra trong chặng đường cuối hành trình một đời người, vì đây là những “thắng lợi” mà người trong cuộc không muốn xảy ra.

Xuân Ba
Tin khác
Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học
Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học

Tác giả trẻ Nguyễn Đinh Khoa với truyện dài ‘Dị bản’ vừa được Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học dành cho các cây bút dưới 40 tuổi.

‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ
‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ

‘Minh đạo sách’ là tác phẩm mới của nhà thơ Khúc Hồng Thiện, vừa được Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành, mang nhiều suy tư về tinh thần văn hóa Việt.

‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước
‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ là ý tưởng được đại tá Trần Thế Tuyển viết thành trường ca, nhằm kêu gọi hành động thiết thực cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?
Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Cuốn sách 'Danh nhân Phan Huy Ích (1751 – 1822)' do Nguyễn Tuấn Cường- Đỗ Thị Bích Tuyển (chủ biên) phát hiện thêm 2 vua Quang Trung giả trong chuyến mừng thọ vua Càn Long.

Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.

Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.

Có một người tu hành như thế
Có một người tu hành như thế

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.

Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.