Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo

Hữu Thọ - Chủ Nhật, 21/08/2022 , 10:18 (GMT+7)

Là 2 câu mở đầu bài vè: Quảng Nam hay cãi/ Quảng Ngãi hay lo/ Bình Định nằm co/ Thừa Thiên hốt sạch.

Làng quê Xứ Quảng. 

Làng quê Xứ Quảng. 

Quảng Nam hay cãi

Quảng Ngãi hay lo

Bình Định nằm co

Thừa Thiên hốt sạch.

Có lẽ bài vè này xuất hiện sau năm 1832, vì năm đó địa danh Thừa Thiên mới xuất hiện, khi vua Minh Mạng đổi doanh Quảng Đức thành tỉnh Thừa Thiên. Bài vè nói chơi cho vui miệng hay có căn nguyên? Thử bàn luận xem sao.

Trước hết, nói về Quảng Nam hay cãi.

Bài liên quan

Quả thật, bất cứ chuyện gì người Quảng Nam cũng có thể cãi. Ấy mới là tài, ấy mới là giỏi. Chuyện xưa rằng, sỹ tử mọi miền phải đến kinh đô Huế để thi, thế là có câu: Học trò trong Quảng ra thi/ Thấy o gái Huế chân đi không đành. Đùa, nhưng là khen đấy. Khen cho cái tính đa tình của cậu học trò xứ Quảng, cũng có ý khen gái Huế đẹp. Chuyện thường thôi, nhưng người xứ Quảng vẫn cãi cho bằng được, rằng phải là: Học trò trong Quảng ra thi/ Mấy o gái Huế chân đi không đành.

Chỉ thay một chữ, nhưng ngữ nghĩa khác hẳn.

Chuyện gần đây, tiếu lâm về du kích xứ Quảng. Thời chống Mỹ ở Quảng Nam, mật thám chỉ điểm một khu vườn có hầm bí mật của du kích. Trực thăng bay tới, chĩa loa kêu gọi đầu hàng. Mãi vẫn im re, viên sĩ quan Việt Nam Cộng hòa chợt nghĩ đến tính hay cãi của người xứ Quảng, bèn chọc tức:

- Mấy anh học có lớp 3 lớp 4 cũng bày đặt làm cách mạng.

Lập tức nắp hầm bật tung, mấy anh du kích thò đầu, giơ nắm đấm lên cãi:

- Tau lớp 5 nghe mày!

- Tau lớp 8 nghe mày!

- Tau lớp 9 nghe mày!

Thế là… thôi rồi Lượm ơi.

Chuyện ngày nay. Nhóm cán bộ của một cơ quan đi công tác. Lên xe, sau vài ba câu chuyện là bắt đầu cãi nhau. Chịu hết nổi, trưởng đoàn ra quyết nghị: từ giờ đến bữa trưa, ai cãi phải trả tiền cơm cho cả nhóm. Đến khúc đường vắng, xe dừng cho mọi người “xả nước cứu thân”. Biết có anh máu lý sự, từ lúc bị cấm cãi rất ấm ức, một cậu ranh mãnh chỉ đám cỏ voi (trồng để nuôi bò, dê) lên tiếng:

- Chà, mía trồng nhiều như ri mà chẳng thấy nhà máy đường đâu hỉ?

Bắt trúng chỗ ngứa, anh kia cãi liền:

- Cây ni mà ông gọi là mía hử? Lạt nhách, cỏ voi đó.

Dứt lời, anh ta giật mình, đắng họng.

Cãi là gì? Là tranh luận hơn thua, đúng sai. Cãi chứng tỏ người ta không vô cảm, không hờ hững với đời, là thể hiện trách nhiệm, bản lĩnh trước cuộc sống. Tuy nhiên, cãi còn được hiểu như cái gì đó bộc trực, nóng nảy, thiếu kiềm chế.

Đặc tính hay cãi của người Quảng Nam có lý do cả phong thủy và xã hội.

Xứ Quảng kẹp giữa hai khối núi Hải Vân và Ngọc Linh, thế đất hẹp, dốc cao, khí hậu khắc nghiệt khiến con người phải mạnh mẽ, dữ dội mới tồn tại được. Mặt khác, đây vốn là đất của người Chăm, sử viết rằng họ "tính cách mạnh mẽ, giỏi đi biển". Người Việt tiếp thu được nhiều thứ, trong đó có tính cách ăn sóng nói gió của họ. Đại thi hào Nguyễn Trãi viết trong Dư địa chí: "Dân vùng này nhiễm tục cũ của người Chiêm, tính tình hung hãn, quen khổ sở". Đại Nam nhất thống chí (triều vua Duy Tân) nhận định: “… sĩ phu có khí tiết cứng cỏi bạo nói, nhưng vì thổ lực không hậu mà thế nước chảy gấp nên tính người hay nóng nảy, ít trầm tính, duy có người nào có học vấn uyên thâm mới không bị phong khí ràng buộc”.

Đất Quảng Nam sản sinh nhiều nhà cách mạng học rộng nhìn xa, hay phản kháng triều đình, sau này là phản kháng chế độ thực dân Pháp. Đầu thế kỉ 20 có “Bộ ba Quảng Nam” Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng và phong trào chống sưu thuế năm 1908 ở Trung Kỳ, xuất phát từ sự phản kháng, cãi lý của người Quảng Nam. Năm 1924 xảy ra trận bút chiến tơi bời bởi hai nhà báo tiếng tăm, sắc sảo Ngô Đức Kế, Phan Khôi (gốc Quảng) với học giả Phạm Quỳnh. Chả là Phạm Quỳnh đề cao Truyện Kiều hơi quá đáng, nào là “quốc hồn, quốc hoa, quốc túy”, nào là “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, tiếng Việt còn, nước ta còn”, v.v. Ngô Đức Kế phản bác bằng bài báo “Nền quốc văn và Luận chính học cùng tà thuyết”, cho rằng đó là luận điệu dối trá. Phạm Quỳnh chột dạ im re. Mãi 6 năm sau, Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng cùng lên tiếng về sự yên lặng đó, nhưng trái ngược quan điểm, thế là "cãi". Năm 1941, lại hai nhà báo gốc Quảng này "cãi" nhau về chủ đề thơ mới trên mặt báo.

Có lẽ tiếng đồn Quảng Nam hay cãi có từ đó.

Nhà báo Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh tư liệu.

Nhà báo Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh tư liệu.

Hữu Thọ
Tags:
Tags:
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ5

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?9

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.