| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực không ngừng cho rừng thêm xanh

Thứ Năm 04/04/2024 , 15:47 (GMT+7)

Trên cơ sở những kết quả vượt bậc trong công tác trồng rừng năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã sớm triển khai kế hoạch quản lý, phát triển rừng năm 2024.

 Năm 2024, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trồng trên 500 ha rừng các loại, đạt tỷ lệ che phủ rừng trên 70%. Ảnh: Phạm Hiếu.

 Năm 2024, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trồng trên 500 ha rừng các loại, đạt tỷ lệ che phủ rừng trên 70%. Ảnh: Phạm Hiếu.

Lên kế hoạch trồng rừng từ sớm, từ xa

Sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm chè và các sản phẩm thế mạnh huyện Phú Lương (Thái Nguyên) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, năng suất rừng trồng trên địa bàn huyện đã đạt 96,5% kế hoạch đến năm 2025.

Đến nay, tổng diện tích rừng trong toàn huyện Phú Lương là trên 16.800 ha, chiếm 48% tổng diện tích tự nhiên. Qua thống kê, đánh giá, năng suất rừng trồng trên địa bàn ước đạt 77m3/ha/chu kỳ, đạt 96,5% kế hoạch đến năm 2025 (80m3/ha/chu kỳ).

Thực hiện chương trình phát triển rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị từ rừng, tính đến đầu năm 2024, các hộ trồng rừng gỗ lớn ước đạt gần 230 ha. Huyện Phú Lương cũng đang tích cực phối hợp và tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên quan hỗ trợ người dân thực hiện các bước theo quy trình để được cấp chứng chỉ rừng FSC (quản lý rừng bền vững).

Năm 2023, giá trị sản xuất rừng trên địa bàn huyện Phú Lương đạt gần 220 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch năm và bằng hơn 25% kế hoạch đến năm 2025 (đạt gần 860 tỷ đồng).

Hiện nay, tổng diện tích rừng trong toàn huyện Phú Lương là trên 16.800 ha, chiếm 48% tổng diện tích tự nhiên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hiện nay, tổng diện tích rừng trong toàn huyện Phú Lương là trên 16.800 ha, chiếm 48% tổng diện tích tự nhiên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tương tự những tín hiệu tích cực tại huyện Phú Lương, theo kế hoạch, năm 2024, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) phấn đấu trồng trên 500 ha rừng các loại, đạt tỷ lệ che phủ rừng trên 70%. Theo đó, để hoàn thành mục tiêu, UBND huyện Võ Nhai đã triển khai nhiều giải pháp ngay từ những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Cụ thể, ngay từ cuối năm 2023, UBND huyện Võ Nhai đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, các xã, thị trấn rà soát nắm bắt nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn để xây dựng kế hoạch trồng rừng năm 2024 và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên cơ sở đó, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành cho người dân đăng ký diện tích và số lượng cây giống theo các dự án. Đồng thời tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng đảm bảo đúng thời vụ.

Là địa phương tiêu biểu trong công tác trồng rừng, năm nay, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, phấn đấu trồng hơn 80 ha rừng. Theo ông Nguyễn Hữu Trong, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Minh, để đảm bảo diện tích và thời vụ trồng rừng, xã đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn rà soát diện tích rừng đủ điều kiện đưa vào trồng rừng năm 2024.

“Xã cũng vận động người dân khai thác diện tích rừng đủ điều kiện và phát dọn, xử lý thực bì, mối mọt để tranh thủ thời tiết thuận lợi tổ chức xuống giống trồng rừng từ sớm”, lãnh đạo UBND xã Liên Minh cho hay.

Những năm trước, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình bà Phan Thị Hoa, một người dân tại xã Liên Minh, đã trồng hơn 3 ha keo trên diện tích đất đồi bạc màu. “Nhận thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế khá nên năm nay tôi mạnh dạn đăng ký trồng mới 2 ha. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành phát dọn cây bụi, dây leo, cỏ dại xâm lấn và đào hố theo đúng kỹ thuật được hướng dẫn”, nbà Phan Thị Hoa chia sẻ.

Cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cùng các đơn vị tham gia trồng cây tại huyện Định Hoá. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cùng các đơn vị tham gia trồng cây tại huyện Định Hoá. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch trồng rừng, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, huyện Võ Nhai cũng quan tâm cung cấp cây giống đảm bảo số lượng, chất lượng. Cụ thể, UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra tại các vườn ươm cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện về hồ sơ nguồn gốc lô hạt giống, số lượng hạt giống, số lượng cây gieo ươm…

Qua thực tế kiểm tra cho thấy, hầu hết lượng cây giống của các cơ sở đều được tiến hành gieo ươm từ 2 - 3 tháng trước khi xuất vườn, cây giống có chiều cao từ 25 - 30cm.

“Mỗi năm, gia đình tôi cung cấp ra thị trường khoảng 100.000 - 200.000 cây giống các loại. Để đảm bảo chất lượng cây giống, tôi luôn lựa chọn các đơn vị cung cấp hạt giống uy tín và thường xuyên phối hợp với ngành chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng giống cũng như tích cực tham gia các lớp tập huấn để có thêm kiến thức phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh”, bà Hoàng Thị Vui, chủ một vườn ươm cây giống lâm nghiệp tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai cho biết.

Vượt xa chỉ tiêu trồng rừng cả năm

Diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2023 là hơn 4.300 ha, trong đó, trồng rừng gỗ lớn hơn đạt 1.100 ha, nâng diện tích trồng rừng gỗ lớn toàn tỉnh đến năm 2023 là hơn 4.800 ha. Năm 2023, tỉnh Thái Nguyên cũng triển khai trồng 600 ha quế tại huyện Định Hóa và Võ Nhai, nâng tổng diện tích quế toàn tỉnh lên hơn 4.500 ha.

Đáng chú ý, năm 2023, huyện Đại Từ đã triển khai trồng rừng vượt kế hoạch tới gần 203%. Cụ thể, địa phương đã trồng được gần 610 ha rừng, vượt xa với chỉ tiêu là 300 ha. Trong đó, người dân đã tự bỏ vốn, trồng rừng gỗ nhỏ gần 340 ha, vượt so với dự tính cả năm là 150 ha; trồng rừng gỗ lớn đạt hơn 270 ha, vượt kế hoạch năm là 150 ha.

Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thái Nguyên và Ban Quản lý rừng ATK Định Hoá tổ chức lễ phát động Tết trồng cây năm Giáp Thìn 2024. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thái Nguyên và Ban Quản lý rừng ATK Định Hoá tổ chức lễ phát động Tết trồng cây năm Giáp Thìn 2024. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Lê Cẩm Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai các mô hình trồng rừng, phát triển lâm nghiệp. Kết quả đã lựa chọn 13 hộ gia đình trên địa bàn xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai thực hiện mô hình trồng cây ba kích và cây khôi tía với tổng diện tích hơn 3 ha.

“Chi cục cũng tăng cường quản lý chặt chẽ giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo chất lượng cây giống có nguồn gốc đủ tiêu chuẩn theo quy định. Bên cạnh đó là kết hợp việc tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng giống tốt, giống tiến bộ khoa học vào trồng rừng, thâm canh rừng, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng”, ông Lê Cẩm Long thông tin.

Về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, đến nay, tỉnh Thái Nguyên có 3/5 chủ rừng nhóm II quản lý rừng đặc dụng, sản xuất được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững với diện tích hơn 34.400 ha, trong đó có hơn 30.000 ha rừng đặc dụng, gần 4.300 ha rừng sản xuất. Hiện Ban quản lý rừng ATK Định Hoá đang triển khai các thủ tục xây dựng phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 với diện tích hơn 5.500 ha rừng đặc dụng.

Theo đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện quản lý rừng bền vững và tham gia cấp chứng chỉ rừng. Năm 2023, 5/9 Hạt Kiểm lâm đã rà soát gần 12.000 ha rừng để hướng dẫn các chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng và thực hiện hướng dẫn rừng FSC về trình tự, thủ tục chi trả, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trong năm 2023, hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, tổng hợp số cây xanh phân tán trồng trên toàn tỉnh Thái Nguyên được hơn 1,4 triệu cây, đạt 120% kế hoạch năm là gần 1,2 triệu cây.

Theo thống kê, số lượng cây xanh được cập nhật lên phần mềm quản lý cây xanh ThaiNguyen SmartTrees từ năm 2021 đến nay là hơn 8,4 triệu cây. Cụ thể, năm 2021 cập nhật gần 1,3 triệu cây, năm 2022 cập nhật gần 5 triệu cây, năm 2023 cập nhật được gần 2,2 triệu cây.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm