Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc

Lê Hoàng Vũ - Thứ Năm, 14/11/2024 , 15:25 (GMT+7)

Đồng Tháp Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa khá dồi dào, anh Phan Hồi Hương (bên trái) cho ra sản phẩm trà lá ổi túi lọc, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa khá dồi dào, anh Phan Hồi Hương ở xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã thành lập cơ sở Tràm Chim Herbal Farm khởi nghiệp hiệu quả từ trà lá ổi túi lọc, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Sản phẩm trà lá ổi túi lọc đã được xã Phú Đức chọn đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2024.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tam Nông hiền hòa, với ruộng vườn của vùng Đồng Tháp Mười “cò bay mỏi cánh” nhiều loại cây xanh, trái ngọt, lúa vàng quanh năm, anh Phan Hồi Hương đã từng chứng kiến cảnh nhiều người lớn tuổi bị tiêu chảy thường sử dụng bài thuốc dân gian như hái đọt lá ổi nhai nuốt hoặc bị cảm sốt thì hái một nắm lá ổi nấu làm nồi xông để giải cảm. Từ đó, anh Hồi Hương đã nảy sinh ý tưởng làm một sản phẩm sạch, an toàn từ trái lá ổi non cho mọi người mua, sử dụng làm thức uống hằng ngày.

Anh Phan Hồi Hương chia sẻ: “Xuất phát từ thực tế trên, vào năm 2022 tôi tìm tòi, học hỏi về khởi nghiệp; xem tivi, đọc báo, nghe đài phát thanh… nói về sản xuất, kinh doanh và khởi nghiệp. Lúc đầu, tôi tận dụng hơn 1.500m2 đất vườn trồng ổi để khởi sự làm trà lá ổi túi lọc. Tôi nghĩ, nếu thất bại thì không sao, còn làm được thì cứ tiếp tục”.

Ban đầu, anh Hương chỉ chế biến khoảng vài chục bịch trà lá ổi túi lọc để trong gia đình dùng thử và gửi tặng bạn bè, bà con chòm xóm uống thử, được nhiều người khen thơm ngon, đậm đà mà không có vị chát. Đầu năm 2023, anh Hương thành lập cơ sở Herbal Farm Tràm Chim, đầu tư vốn mua máy móc, thiết bị hiện đại. Từ đó anh bắt tay vào sản xuất sản phẩm và đăng ký thương hiệu độc quyền mang tên “Trà lá ổi túi lọc Herbal Farm Tràm Chim”.

Sản phẩm trà lá ổi túi lọc đã được xã Phú Đức chọn đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2024. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Phan Hồi Hương cho biết, nguồn nguyên liệu làm trà lá ổi là 100% lá ổi non tươi. Những lá ổi non tươi được anh Hương thu mua là những lá ổi được hái từ búp xuống khoảng 3 - 4 cặp lá, lá ổi không bị nấm bệnh hay có những vết sâu. Sau khi thu mua lá ổi nguyên liệu về, anh Hương cho nhân công lựa những lá ổi tốt (không bị sâu, bệnh) đem rửa sạch rồi trải lên khay, đưa vô máy sấy lạnh ở nhiệt độ từ 25 - 37 độ. Sau 24 tiếng sấy lạnh, anh Hương đem lá ổi ra đo đạt từ 5 độ trở xuống thì đưa vô máy bằm nhuyễn thành trà rồi cho vào mỗi túi lọc 4gram. Theo anh Hương, trung bình 7kg lá ổi non tươi, sau khi sấy khô, bằm nhuyễn như bột sẽ cho ra 1kg trà lá ổi túi lọc thành phẩm.

Cơ sở Tràm Chim Herbal Farm của anh Phan Hồi Hương hiện chế biến loại trà lá ổi túi lọc vô bịch 30 túi (120gram), hộp giấy nhỏ 20 túi (80gram) và hộp giấy lớn 30 túi (120 gram). Giá bán mỗi bịch hay mỗi giỏ hộp giấy trà lá ổi túi lọc dao động từ 69.000 - 75.000 đồng.

Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và bán rất chạy. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trà túi lọc Herbal Farm Tràm Chim có cả trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp. Bình quân mỗi tháng, cơ sở Tràm Chim Herbal Farm của anh Hương xuất bán từ 300 - 500 bịch trà và giỏ hộp giấy trà lá ổi túi lọc. Còn vào những tháng cao điểm, cơ sở xuất bán trên 1.000 bịch và giỏ hộp giấy trà lá ổi túi lọc.

Ngoài ra, cơ sở Tràm Chim Herbal Farm của anh Phan Hồi Hương còn trồng rau má thủy canh trong nhà màng và chế biến, bán nước ép rau má sạch. Cơ sở đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Nói về sản phẩm nước ép rau má sạch, anh Phan Hồi Hương cho biết thêm, cơ sở đang trồng giống rau má bản địa theo hình thức thủy canh trong nhà màng, không sử dụng phân thuốc hóa học. Rau má sau khi hái sẽ lựa những lá rau tươi tốt đem rửa sạch, bảo quản trong tủ lạnh. Khi khách đến mua nước rau má hay sinh tố rau má, đem ra xay, lược bỏ xác, cho nước vô chai bán cho khách hàng theo phương châm an toàn từ trang trại đến bàn uống hay còn gọi là mô hình 3F (Feed - Farm - Food).

Cơ sở Tràm Chim Herbal Farm của anh Phan Hồi Hương cũng trồng rau má thủy canh trong nhà màng và chế biến, bán nước ép rau má sạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phùng Công Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cùng lãnh đạo các ngành chức năng huyện đến thăm cơ sở Tràm Chim Herbal Farm và đánh giá cao ý tưởng khởi nghiệp độc đáo từ sản phẩm trà lá ổi túi lọc và sản xuất, chế biến nước ép rau má sạch của anh Hương.

Ông Phùng Công Thanh cho biết, huyện đánh giá rất cao dự án khởi nghiệp của anh Phan Hồi Hương. Đây là một trong những dự án khá mới, tận dụng được tài nguyên bản địa, sản vật ngành nông nghiệp địa phương. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để anh Hương tiếp tục phát triển dự án của mình. Thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp với các ngành liên quan của huyện tạo điều kiện thuận lợi cho anh Hương tiếp cận nguồn vốn và truyền thông quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Lê Hoàng Vũ
Tin khác
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số

Nhờ mã số vùng trồng, từng lô rừng được minh định trong cơ sở dữ liệu, giúp các bên thuận tiện theo dõi, giám sát và dễ dàng truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng

Để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, lĩnh vực lâm nghiệp phải tăng khả năng hấp thụ carbon lên 185 triệu tấn CO2e, trong khi tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định.

Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu
Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển, thu hơn tỷ đồng mỗi năm.

Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg

Cần Thơ Một nông dân xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) phát triển cây na sầu riêng mới lạ, trái nặng đến 3kg, giá cao, nông dân thu ‘trái ngọt’ trên vùng lúa kém hiệu quả.

Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70
Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay
Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay

Bằng lời ca, tiếng hát, nông dân phường Kim Sơn (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã lan tỏa kiến thức, bài học từ chương trình IPM, giúp nâng cao chất lượng đồng ruộng.

Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập
Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập

So với trồng quế độc canh, thâm canh trồng quế đa dạng sinh học cho thu nhập cao hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững và các quy định quốc tế.

Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao
Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao

Hải Phòng Thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất từ hỗ trợ của Nhà nước để trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao giúp ông Đào Quang Trịnh gặt hái nhiều thành công.

Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học
Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học

Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhiều chủ vườn cà phê là người BahNar, J’rai ở Gia Lai đã có thu nhập cao, kinh tế gia đình khá giả.

Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương
Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng ngày càng trở nên cấp thiết trước tốc độ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đó là quan niệm của doanh nhân Nguyễn Văn Hiển.

Đào tạo nghề không thể đưa lý thuyết suông cho nông dân
Đào tạo nghề không thể đưa lý thuyết suông cho nông dân

Đào tạo nghề cho nông dân, theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Minh Cừ, phải đạt được hai tiêu chí thiết thực và hiệu quả, chứ không thể chạy theo phong trào.