Tùy bút Lê Minh Quốc: Về Tết quê nhà gặp tuổi thơ

Nhà thơ Lê Minh Quốc - Thứ Năm, 08/02/2024 , 13:30 (GMT+7)

Tuổi thơ đã xa hun hút theo năm tháng, chỉ ngày Tết mới đủ sức rũ sạch vết bụi mờ để họ lúc ngoái lại.

Ảnh: Nguyễn Văn Thương.

1.

Sau này khi thiên hạ đã lười đọc sách, hễ cầm cuốn sách dày vài trăm trang, lật vội, lướt qua nhanh rồi lại nhẹ nhàng… đặt lên kệ sách, với các văn hào nổi tiếng, tầm cỡ như ngôi sao sáng chói lòa đỉnh trời cũng bị đối xử thế chăng? Có thể lắm. Chúng ta đang sống trong thời đại quá đỗi lạ lùng. Hầu như động tác “đọc” đã thay thế bằng “lướt”? Các con chữ chỉ lướt vội dưới cái nhìn, chứ không còn được chăm chú với tất cả sự suy ngẫm.

Nếu thế, cái nghề viết lách buồn quá nhỉ? Ừ, cứ cho là thế. Quả quyết thế. Chắc chắn thế. Đang sống trong một thế giới đầy biến động này, có thể tôi sẽ không còn đọc các kiệt tác nhưng rồi chắc chắn tôi vẫn luôn nhớ đến một bài đồng dao đã nghe từ thời nhỏ xíu.

Tại sao thế nhỉ?          

2.

Rằng, đến một lúc nào đó, con người ta sẽ “có tuổi”, tức là đã sống mòn theo ngày tháng. Thời gian đã trở nên nhẵn mặt. Ngày như mọi ngày. Không còn gì háo hức chờ đợi nữa. Ngày nào lại không là thế? Vẫn nắng lên. Chiều xuống. Vòng quay 24 tiếng đồng hồ chỉ là sự lặp lại. Không gì vui. Chẳng gì buồn. Đón nhận từng ngày như một lẽ hiển nhiên. Chẳng gì cũ. Không gì mới. Thế nhưng, trong chuỗi thời gian đó, có thời điểm cũng là ngày, cũng là đêm nhưng tâm trạng của con người ta lại rất khác.

Ngày đó là ngày nào thế? Chỉ có thể ngày Tết.

Tôi vẫn còn nhớ như in tiếng nói dỗi, nũng nịu của con gái tôi, vào dịp đưa ông Táo về trời: “Con mong Tết quá, ba ơi”. Là ngụ ý những ngày này ai nấy cũng chộn rộn rộn sắm Tết, thời tiết se lạnh, cỏ cây đã nhú lá… sao thời gian lại trôi qua chậm? Ước gì, những ngày này phải trôi qua nhanh hơn, bởi sự náo nức đang tràn ngập trong lòng. Mong Tết quá. Tâm trạng của đứa trẻ, và chỉ con trẻ mới có ước mơ trong trẻo này thôi ư? Không đâu. Ngay cả người lớn cũng thế thôi. Cũng mong. Cũng ngóng. Cũng đợi chờ.

Sở dĩ như thế, tôi nghĩ, chỉ có ngày Tết là lúc họ được sống lại cùng ký ức của tuổi thơ. Tuổi thơ đã xa hun hút theo năm tháng, chỉ ngày Tết mới đủ sức rũ sạch vết bụi mờ để họ lúc ngoái lại, nhìn thấy chính mình của ngày tháng lên năm, lên mười... Họ nhìn thấy rõ nét nhất vẫn là lúc về quê ăn Tết. Về với căn nhà mà ngày xửa ngày xưa, đã được đón Tết cùng với ba mẹ, anh chị trong một nhà. Và, khi đã đi qua vòng “lục thập hoa giáp”, tôi đã nhìn thấy, đã cảm nhận:

Về Tết quê nhà gặp tuổi thơ

Thấy tôi nhỏ xíu đứng trông chờ

Mẹ đi chợ về - xuân tươi thắm

Vạn thọ tròn xoe thuở i tờ

Càng lớn, càng già, càng chín, càng từng trải, con người ta càng thấm thía cụm từ “mẹ đi chợ về”. Ôi dào, con trẻ ơi, khoảnh khắc chờ đợi ấy sao mà hồi họp, ngóng đợi đến thế? Mẹ đi chợ về là có món quà nào đó, chẳng gì ghê gớm, chỉ miếng quà tấm bánh nhưng thích lắm. Thích nhất còn là lúc được mẹ ôm vào lòng để nghe mẹ nói câu gì đó, có thể là câu mắng, câu dỗ dành, câu nói đùa… Lần nào cũng thế nhưng vẫn cứ thích. Ngày thường đã thế, chứ huống gì những ngày Tết. Kỷ niệm chỉ có thế nhưng rồi cứ như sóng vỗ âm vang. Tất cả điều này, ngày thường dẫu có nhớ đến, chỉ thoáng qua nhưng lại Tết lại khác. Khác thế nào nhỉ? Khác ở chỗ trong không khí đoàn tụ đầu năm là lúc: Quay lui gặp lại lúc lên mười/ Áo mới thơm tho nắng tốt tươi.

Thấy mình như trẻ con lên mười trong thân xác đã cỗi. Càng thấy ý nghĩa của gia đình thiêng liêng biết dường nào. Qua họp mặt đầu năm của các thành viên trong một nhà, bây giờ có người đã có con, thậm chí thêm dâu rể, tất cả trải lòng tâm tình, càng thấu cảm với các câu mà sinh thời ba mẹ đã dặn dò: Chị ngã em nâng”, “Cốt nhục tình thâm”. “Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

Một khi ba mẹ không còn, tình anh em lại càng gắn bó hay xa cách? Tôi nghĩ mỗi người sẽ có câu trả chung khi mà các thành viên cùng có mặt tề tựu thắp hương cho song thân tại bàn thờ tổ tiên. Nén nhang đượm và thơm bay tỏa, đem theo bao lời khấn nguyện của con cháu. Lúc ấy, mới thấy ý nghĩa của câu: “Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn/ Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu/ Người ta nguồn gốc từ đâu/ Có tổ tiên trước rồi sau có mình”. Điều này, ngày thường cũng nhớ, chứ cần gì phải đợi đến ngày Tết, ngày Nhất? Đúng là thế. Nhưng ngày Tết, tự bản thân nó đã có ý nghĩa hết sức đặc biệt nên những gì diễn ra trong ngày ấy lại càng sâu sắc.

Tại sao? Trong tập sách Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm (NXB Văn hóa Dân tộc - 2000), nhà sử học Trần Quốc Vượng giải thích thấu đáo: “Tết là âm ‘đọc trạnh’ theo lối dân gian của chữ ‘Tiết’ Hán - Việt. Có nhiều thí dụ về lối ‘đọc trạnh’ này, chẳng hạn biên - bên, lượng - lạng (cân lạng), phàm - buồm, phóng - buông, liệt -  lệt (bệt), việt - vượt, viên - vườn v.v… ‘Tiết’ âm Hán có nghĩa: đoạn, khúc, đốt, chẳng hạn ‘trúc tiết’ (đoạn tre, khúc tre, đốt tre) - như câu thơ viết trên tranh dân gian về cây tre (Vị xuất thổ thời tiên hữu tiết) - chưa ra khỏi mặt đất đã có ‘đốt’ hàm ý tinh thần, khí tiết, tiết tháo (nho phong).

“Trên dòng thời gian liên tục của một năm theo lịch cổ truyền, người ta phân lập ra nhiều ‘tiết’ những sinh hoạt lễ lạt - văn hóa đan xen sinh hoạt đời thường thế tục” (tr.323). Và, ông đã nhấn mạnh: “Thật ra lễ lạt đầu năm mới được gọi là Tết nếu gọi một cách đầy đủ thì dân gian nói là Tết Cả hay gọi theo ‘tên chữ’ (Hán - Việt) - vốn đã từ lâu quen thuộc với dân gian là Tết Nguyên đán. Nguyên đán là đầu tiên, đán là buổi sớm. Theo nghĩa ‘Nguyên đán’ là buổi sáng đầu tiên của ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm mới, Vậy, Tết Nguyên đán là Tết đầu năm mới” (tr.322).

Ngày đầu năm mới ấy, thiêng liêng biết chừng nào. Con người ta khi ấy, dù ở độ tuổi nào trong khoảnh khắc ấy đã gặp lại tuổi thơ của mình bởi lòng đang tưởng nhớ về đấng sinh thành. Và cũng về chung vui cùng con cháu trong lễ “rước ông bà”. Ối dào, ngày Tết ấy mình còn có ba có mẹ, chỉ nghĩ thế, biết bao kỷ niệm từ dĩ vãng đã cựa quậy ấm áp từ trong nỗi nhớ, để rồi càng ý thức hơn nữa về mối gắn kết anh em trong một nhà: “Về Tết quê nhà gặp ngày xưa/ Đầy đủ anh em thuở đầu mùa/ Bền chặt trong nhau từng sợi máu/ Dẫn dắt một đời qua nắng mưa".     

3.

Với tôi, như đã nói sau này có thể không còn đọc lại các kiệt tác văn học, thậm chí có thể quên theo thời gian nhưng chắc chắn có một bài đồng dao không thể quên. Luôn nhớ. Như nhớ lấy tiếng lòng êm đềm mà ngày xửa ngày ngày xưa, ngày còn có ba mẹ, mình mới lên năm lên mười đã nghe và đã nhớ. Và bây giờ hễ vào dịp Tết, tôi lại đọc cho con gái tôi nghe để sung sướng với niềm vui con trẻ: “Xúc sắc xúc xẻ, năm mới năm mẻ”.

Nhịp đi rộn rã. Tươi vui. Và đây cũng chính là ước vọng của mỗi nhà, mỗi người lúc xuân về Tết đến: “Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp/ Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu/ Bước ra đằng sau, thấy nhà ngói lợp/ Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm/ Ông sống một trăm, thêm năm tuổi lẻ/ Vợ ông sinh đẻ, những con tốt lành…”.           

Thế hệ ba mẹ mình đến mình, rồi sau này con của mình cũng hướng về những điều tốt đẹp này.

Nhà thơ Lê Minh Quốc
Tin khác
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.

'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc
'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc

Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.

Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.

Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia
Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia

Học giả Nguyễn Đình Tư ở tuổi 104 được trao giải A của Giải thưởng sách quốc gia 2024 với công trình nghiên cứu về lịch sử đô thị phương Nam.

Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.

Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.