Nông sản xuất khẩu 2024

Viên nén Việt Nam cần hướng tới thị trường châu Âu

Đình Thung - Phương Chi - Thứ Ba, 16/07/2024 , 09:30 (GMT+7)

Để phát triển bền vững ngành sản xuất viên nén, Việt Nam cần mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến thị trường châu Âu, nơi còn nhiều dư địa cho ngành hàng này.

Thị trường châu Âu còn nhiều dư địa

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện Việt Nam đang có 83 doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu viên nén và trên 300 cơ sở sản xuất viên nén. So với nhu cầu xuất khẩu, Việt Nam có lực lượng doanh nghiệp sản xuất viên nén khá yếu, quy mô xuất khẩu chỉ tập trung ở một số công ty lớn.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ với số lượng hơn 4,6 triệu tấn, tổng giá trị xuất khẩu gần 680 triệu USD, giảm 13,7% so năm 2022. Giá xuất khẩu viên nén của Việt Nam trong năm 2023 đạt bình quân 145,5 USD/tấn, giảm 9,7%.

Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL tại Việt Nam cho rằng thị trường EU còn nhiều dư địa đối với viên nén của Việt Nam. Ảnh: V.Đ.T.

“Trong năm 2023, nhu cầu nhập khẩu viên nén của thị trường Nhật Bản vẫn ổn định, tăng 12,4% về lượng và tăng 14% về giá trị so với năm 2022. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu viên nén Việt Nam của Hàn Quốc đang có xu hướng giảm mạnh, giảm 24,5% về lượng và giảm  43,4% về giá trị, do có nguồn cung thay thế từ Nga”, ông Đỗ Xuân Lập chia sẻ.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài (Bình Định), Chi hội trưởng Chi hội viên nén gỗ thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng viên nén của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc tăng, nhưng giá giảm so với trước đây.

“Vào thời điểm cuối năm 2023 giá viên nén xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn còn đứng ở mức 148 USD/tấn. Thế nhưng trong 6 tháng đầu năm 2024, giá viên nén xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chỉ còn 120 USD/tấn, viên nén xuất khẩu sang Hàn Quốc còn thấp hơn, chỉ dưới 100 USD/tấn”, ông Nguyễn Thanh Phong, cho hay.

Theo nhận định của ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách thuộc Tổ chức Forest Trends, trong thời gian tới, thị trường Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất viên nén của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội thay thế nguồn cung viên nén của Indonesia cho thị trường Nhật Bản, bởi nguồn cung viên nén làm từ vỏ dầu cọ có nguồn gốc từ Indonesia có thể sẽ không đạt được chứng chỉ bền vững theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản.

Sản xuất viên nén cần phải áp dụng công nghệ tiên tiến để có thể tận dụng các nguyên liệu như cỏ voi, thân cây ngô hoặc bã mía. Ảnh: V.Đ.T.

Để giảm phụ thuộc vào 2 thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, ông Tô Xuân Phúc khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất viên nén cần tìm hiểu, thúc đẩy tiêu thụ tại các thị trường mới như thị trường châu Âu (EU) và thị trường nội địa.

“Hiện nhu cầu viên nén và dăm gỗ tiêu thụ nội địa có khả năng gia tăng trong tương lai do cam kết giảm phát thải của Chính phủ Việt Nam, cũng như do các doanh nghiệp tự giác chuyển đổi từ nguồn nguyên liệu phát thải cao sang viên nén, đặc biệt nếu Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích việc chuyển đổi”, ông Tô Xuân Phúc chia sẻ.

Bã mía, thân cây ngô, cỏ voi đều có thể là nguyên liệu

Ông Nguyễn Sơn Hà, đại diện Tập đoàn KAHL tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất viên nén. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng nhận định tương tự ông Tô Xuân Phúc, ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL tại Việt Nam cho rằng, thị trường EU hiện đang chiếm tỷ trọng nhỏ trong số các thị trường nhập khẩu viên nén của Việt Nam, chỉ chiếm 3,3% trong tổng lượng viên nén xuất khẩu và chiếm 3,8% trong tổng kim ngạch. Trong năm 2023, thị trường EU nhập khẩu hơn 155.000 tấn viên nén của Việt Nam, đạt xấp xỉ 26 triệu USD, tăng gần gấp 3 lần về lượng và 3,7 lần về giá trị so với năm 2022, đây là tín hiệu vui của viên nén Việt Nam đối với thị trường EU.

Còn theo ông Nguyễn Sơn Hà, đại diện Tập đoàn KAHL tại Việt Nam, nguyên liệu chế biến viên nén tại Việt Nam chưa được bền vững về nguồn gốc và chất lượng. Đặc biệt là nguyên liệu sản xuất viên nén ngày càng hiếm, lại phải cạnh tranh gay gắt nguồn gỗ rừng trồng với ngành chế biến gỗ và dăm gỗ. Để phát triển bền vững, không gì khác hơn là ngành chế biến viên nén Việt Nam cần thay đổi công nghệ và tìm nguồn nguyên liệu thay thế.

“KAHL là đơn vị đầu tiên của thế giới sản xuất viên nén với nguyên liệu bã mía. Công nghệ của KAHL là sử dụng khuôn nằm, chạy 6 ru lô đè bã mía xuống, hiện KAHL là đơn vị duy nhất sản xuất được 10 - 12 tấn viên nén/giờ. Công nghệ càng hiện đại thì giá thành sản phẩm càng thấp, chất lượng sản phẩm càng cao mới có thể cạnh tranh trên thị trường”, ông Nguyễn Sơn Hà chia sẻ.

6 tháng đầu năm 2024, giá viên nén xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chỉ còn 120 USD/tấn, xuất khẩu sang Hàn Quốc chỉ dưới 100 USD/tấn. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Hà, lợi thế của ngành sản xuất viên nén Việt Nam là có nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, phế phụ phẩm từ chế biến đồ gỗ nếu bỏ đi thì rất phí, đó là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất viên nén. Tận dụng mạt cưa, gỗ vụn để sản xuất viên nén còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp không phải đốt tiêu hủy. Viên nén sản xuất tại Việt Nam được thị trường Nhật Bản ưa chuộng là bởi khi đốt lên không có khói, đồng nghĩa không phát thải CO2.

“Nguyên liệu sản xuất viên nén không chỉ có cây keo, mà cỏ voi, thân cây ngô hoặc bã mía cũng có thể sử dụng, tất cả những phụ phẩm nông nghiệp có thể đốt cháy đều là nguyên liệu sản xuất viên nén. Để sản xuất viên nén bằng nguyên liệu từ phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghệ sản xuất không phải thay đổi nhiều, nhưng các doanh nghiệp cần tìm nhóm khách hàng phù hợp”, ông Nguyễn Thanh Phong, Chi hội trưởng Chi hội viên nén gỗ Việt Nam.

Đình Thung - Phương Chi
Tin khác
Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon
Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon

Bên cạnh nhân lực, phương pháp, tài chính và thiết bị, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần bổ sung thêm những hướng dẫn, quy định cụ thể khi vận hành thị trường.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng

Qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kéo dài, các doanh nghiệp, nông dân và HTX ngày càng chủ động đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế.

Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ
Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ

Đây là một trong những hoạt động giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.

ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi
ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi

Một sáng kiến mới do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cây có múi của Việt Nam.

Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam
Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gỗ và nội thất từng bước quay lại đà tăng trưởng. Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm nguồn hàng chất lượng.

Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD
Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt hơn 3,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm và nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên chạm mốc 5 tỷ USD trong năm nay.

Nông dân làm du lịch: Loay hoay tìm vốn
Nông dân làm du lịch: Loay hoay tìm vốn

Hợp tác xã hạn chế về tiềm lực tài chính trong khi kinh phí hỗ trợ từ các nguồn khác không nhiều nên việc phát triển du lịch cộng đồng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng.

Nông dân làm du lịch: Rau xanh, đường sạch, du khách hồ hởi ra vườn
Nông dân làm du lịch: Rau xanh, đường sạch, du khách hồ hởi ra vườn

Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng không những góp phần thay đổi nhận thức mà còn tạo thêm sinh kế, gia tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn.

Chuối Việt Nam chiếm gần một nửa lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc
Chuối Việt Nam chiếm gần một nửa lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc

Trung Quốc giảm nhập khẩu chuối Philippines, tăng mua chuối Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Việt Nam đang là nhà cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường này.

Công nghệ quyết định thị phần của hơn 1 tỷ USD sầu riêng đông lạnh tại Trung Quốc
Công nghệ quyết định thị phần của hơn 1 tỷ USD sầu riêng đông lạnh tại Trung Quốc

Để tăng thị phần xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc, cần nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ cấp đông nhanh, bao bì bắt mắt, tiện lợi, dễ sử dụng...

Người Xơ Đăng rủ nhau đi học làm du lịch cộng đồng
Người Xơ Đăng rủ nhau đi học làm du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng ở Bắc Tây Nguyên đang có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ sự đầu tư về cơ sở vật chất, đặc biệt là nguồn nhân lực của các địa phương.

Đại sứ quán Hoa Kỳ gửi thư cảm ơn Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đại sứ quán Hoa Kỳ gửi thư cảm ơn Báo Nông nghiệp Việt Nam

Báo Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu thư cảm ơn của Đại sứ quán Hoa Kỳ về chuỗi sự kiện Năm quốc tế Nữ nông dân ASEAN tại Việt Nam.

Sự kiện