Việt Nam có một bể chứa carbon khổng lồ dưới đại dương

Bảo Thắng - Thứ Tư, 02/10/2024 , 16:16 (GMT+7)

So với cây rừng, khả năng hấp thụ carbon của rong biển cao hơn nhiều lần bởi gần như toàn bộ năng lượng mặt trời được chúng lưu trữ dưới dạng sinh khối.

Ông Đinh Xuân Lập: 'Nuôi rong biển tạo ra bể chứa carbon vô giá'. Ảnh: Bảo Thắng.

Sản phẩm đa mục đích cho người dân

Lâu nay mọi người hầu như chỉ biết đến cây rừng có khả năng hấp thụ carbon, nhưng nếu xét trên cùng 1 đơn vị diện tích, khả năng hấp thụ carbon của rong biển cao hơn 2 - 5 lần. Cá biệt, một số loại có thể lưu trữ gấp 20 lần so với cây rừng.

So với phát triển lâm nghiệp, ngành hàng rong biển có lợi thế hơn ở thời gian thu hoạch, cũng như xoay vòng vốn cho người dân. Nếu như trồng các đối tượng như keo, bạch đàn, người làm rừng phải chờ từ 5 - 7 năm để thu hoạch, thì với rong biển, mỗi chu kỳ khai thác chỉ từ 50 - 60 ngày.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản đánh giá, rong biển là sản phẩm đa mục đích. Ngoài tác dụng như một bể chứa carbon, sản phẩm này còn rất dễ nuôi trồng. Tại nhiều khu vực, bà con ngư dân đã biết nuôi rong biển xen với một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như bào ngư, hàu...

Lấy ví dụ nuôi xen bào ngư, do rong biển hỗn hợp chính là thức ăn chính của đối tượng này nên người dân có thể tiết kiệm được một phần chi phí. Đặc biệt, từ tháng 12 đến tháng 5, rong biển phát triển mạnh nên hầu như đáp ứng đủ thức ăn cho bào ngư, thậm chí cho người nuôi thu hoạch dôi dư.

“Nuôi rong biển không tốn công, người dân có thể xem như lấy công làm lãi khi kết hợp với một số đối tượng khác”, ông Luân phân tích và nhấn mạnh, rằng dư địa cho rong biển rất lớn. Hiện cả nước mới có khoảng 15.000ha nuôi rong biển, cho sản lượng 135.000 tấn rong tươi mỗi năm. Trong tương lai, Cục Thủy sản đang tham mưu Bộ NN-PTNT chỉ đạo địa phương mở rộng diện tích này lên 900.000ha.

Chia sẻ thêm về ý nghĩa phát triển nuôi rong biển, Cục trưởng Trần Đình Luân cho biết, nhờ có thêm thu nhập, sinh kế của ngư dân sẽ ổn định hơn, việc chuyển đổi nghề cũng trở nên bền vững, dễ thực hiện hơn.

Trong định hướng chung của ngành thủy sản, Cục chủ trương tăng nuôi trồng, giảm cường lực khai thác. Nếu chỉ có sự chung tay của 1, 2 doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân thì không thể thay đổi được nhận thức trong xã hội, cũng như kích hoạt chuỗi giá trị của cả ngành hàng.

“Chúng tôi đang gấp rút nghiên cứu để đề xuất ban hành quy hoạch riêng cho rong biển, lấy đây làm cơ sở để người dân phát triển đa giá trị cho cây rong. Ngoài khía cạnh kinh tế, rong biển còn có tiềm năng trở thành bể chứa carbon, hoặc bán dưới dạng tín chỉ carbon”, ông Luân bày tỏ.

Khả năng hấp thụ carbon của rong biển cao gấp 2 - 5 lần cây rừng. Ảnh: Bảo Thắng.

Trong các buổi làm việc với tổ chức quốc tế, Cục trưởng Cục Thủy sản thừa nhận, họ rất ngạc nhiên khi được giới thiệu về tiềm năng của rong biển Việt Nam. Do lợi thế về đường bờ biển dài hơn 3.000km, cùng khoảng 1 triệu km2 diện tích mặt biển, nước ta có thể phát triển rong biển mà không cần đầu tư nhiều vào khâu thức ăn. Nếu diện tích nuôi đủ lớn và ổn định, khả năng giảm phát thải từ đối tượng này là không phải bàn cãi.

Trước mắt, Cục Thủy sản sẽ phối hợp địa phương phát triển rong biển tại một số vùng nuôi nhuyễn thể quy mô lớn. Các viện nghiên cứu cũng sẽ tham gia để tách, chiết những chất có giá trị kinh tế cao từ rong biển. Một số loài rong như Caulerpa lentillifera, Kappaphycus alvarezii, Sargassum crassifolium, Ulva reticulata… rất giàu dinh dưỡng, có khả năng nuôi trồng quy mô lớn, đảm bảo chất lượng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ cho rong biển như phát triển dây rong, hoặc nghiên cứu thêm những giống chuyên dụng làm thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò để giảm lượng khí metan (CH4) thải ra khi vật nuôi ợ hơi cũng được tính đến. Một số nghiên cứu bước đầu cho thấy, rong biển còn có khả năng giúp đàn bò cải thiện chất lượng sữa.

Kho báu vô giá

Nhận thức được tiềm năng vô giá của rong biển, Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) đã triển khai chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, chương trình sẽ trích 10% doanh thu từ các dòng sản phẩm của đơn vị đối tác - nhãn hàng JapiFoods của Công ty CP Wineco Việt Nam - để đóng góp vào quỹ rong sụn cho người dân.

“Nhiệm vụ đầu tiên của chương trình là tăng diện tích nuôi rong biển”, Phó giám đốc ICAFIS Đinh Xuân Lập bộc bạch. Ông thông tin, với các loại rong biển nuôi chủ yếu tại vùng biển Việt Nam, trung bình 1ha rong có thể lưu trữ được 15 tấn CO2 (tương đương 15 tín chỉ carbon).

Với sự tham gia của riêng Wineco, chương trình “Blue Ocean – Blue Foods” dự kiến phát triển diện tích nuôi rong tới 1.000ha, nghĩa là có thể tạo ra khoảng 15.000 tín chỉ carbon. Nếu có sự phối hợp của các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản khác, sự quan tâm, hỗ trợ của cơ quan quản lý để nâng diện tích nuôi lên 900.000ha (theo định hướng của Cục Thủy sản), ngành hàng sẽ đóng góp 13,5 triệu tín chỉ carbon. Đó là một con số rất lớn.

Tại nhiều nước, rong biển được chế biến đa dạng thành các món ăn. Ảnh: Bảo Thắng.

Chính vì lẽ đó, chương trình của ICAFIS đã phân định: “Blue Ocean” hướng tới tăng khả năng hấp thụ CO2 từ đại dương; “Blue Foods” hướng tới giảm khí nhà kính trong sản xuất thực phẩm, kinh doanh có trách nhiệm, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho ngư dân các vùng ven biển.

Chương trình được ấp ủ trong suốt hơn 2 năm qua. Trải qua quá trình khảo, kiểm nghiệm trên nhiều loại rong, trong đó có rong sụn cấy ghép nuôi trồng ở các lồng, bè cá, khu vực nuôi hàu trên biển tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, kết quả cho thấy rong sụn phù hợp nhất khi nuôi trồng kết hợp, giúp môi trường sinh thái tốt hơn.

“Có thể coi rong sụn và hàu là cặp đôi hoàn hảo trong nuôi trồng thủy sản. Trồng rong sụn kết hợp nuôi hàu trên biển giúp tạo sinh kế cho người dân, đặc biệt là nhóm ngư dân nuôi theo quy mô nhỏ, vì con giống 2 loại này rất rẻ. Suốt quá trình nuôi lại không phải cho ăn, chăm sóc, chỉ phải trông coi đến kỳ thu hoạch”, ông Lập nhận định.

Thời gian tới, ICAFIS sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu để sản xuất các sản phẩm gel, nhựa sinh học được thương mại hóa với giá thành hợp lý, góp phần giảm phát thải chung trong các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Việt Nam có hơn 800 loài rong biển, trong đó có khoảng 90 loài có giá trị kinh tế. Trong đó, 20 loài rong biển chứa agar hoặc carrageenan. Bà Nguyễn Thị Sâm, Tổng Giám đốc Wineco nhìn nhận, đẩy mạnh nuôi rong biển là phương pháp hiệu quả thúc đẩy chuỗi kinh tế toàn hoàn, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới người dân vùng ven biển.

Giàu tiềm năng, nhưng ngành hàng rong biển cũng đối mặt với một số thách thức như nguồn nguyên liệu không đủ chất lượng, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, các sản phẩm chưa đủ đa dạng, giá thành còn tương đối cao so với mặt bằng chung của thị trường.

Một trong những nguyên nhân khiến rong biển hấp thụ carbon tốt là do khoảng 98% năng lượng  mặt trời được chúng lưu trữ thành sinh khối. Một số loài rong có tán rộng có thể phát triển tới 1m/ngày. Ở một số quốc gia châu Á, các trang trại nuôi trồng rong biển đã trở thành là ngành kinh doanh hàng tỷ USD.

Bảo Thắng
Tin khác
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.