| Hotline: 0983.970.780

Trứng gà bình ổn giá 31.500 đồng/chục từ ngày 15/6

Thứ Hai 13/06/2022 , 13:45 (GMT+7)

TP.HCM Giá mặt hàng trứng gia cầm của doanh nghiệp bình ổn thị trường tăng thêm 2.000 đồng, trứng gà loại 1 lên 31.500 đồng/chục, trứng vịt loại 1 lên 37.000 đồng/chục.

Người tiêu dùng lựa chọn trứng gia cầm tại siêu thị Co.opXtra Gigamall Thủ Đức. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Người tiêu dùng lựa chọn trứng gia cầm tại siêu thị Co.opXtra Gigamall Thủ Đức. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ngày 13/6, Sở Tài Chính TP.HCM đã chính thức điều chỉnh các mặt hàng trứng gia cầm của doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP.HCM năm 2022 và Tết Quý Mão năm 2023.

Theo đó, giá trứng gà loại 1, từ 29.500 đồng/vỉ/10 quả tăng lên ở mức 31.500 đồng/vỉ/10 quả (tăng 2.000 đồng tương đương 6,78%); loại vỉ 6 quả từ 17.700 đồng tăng lên ở mức 18.900 đồng (tăng 1.200 đồng, tương đương 6,78%).

Trứng vịt loại 1, từ 35.000 đồng/vỉ/10 quả tăng lên ở mức 37.000đồng/vỉ/10 quả (tăng 2.000 đồng, tương đương 5,71%), loại vỉ 6 quả từ 21.000 đồng tăng lên ở mức 22.200 đồng (tăng 1.200 đồng, tương đương 5,71%).

Giá này sẽ bắt đầu áp dụng từ 15/6 đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường trên địa bàn TP. HCM như Công ty CP Ba Huân, Cty TNHH MTV HN-PT Đông Hưng, Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam CN 3 tại Đồng Nai, Cty CP TP Vĩnh Thành Đạt, Liên hiệp HTX TM TP.HCM.

Theo Sở Tài chính TP.HCM, ngoài giá bán các mặt hàng nêu trên tham gia Chương trình bình ổn thị trường, các doanh nghiệp tham gia chương trình được quyền chủ động thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá phù hợp với tình hình thực tế thị trường và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trước việc điều chỉnh tăng giá bán mặt hàng trứng gia cầm, ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty CP TP Vĩnh Thành Đạt (V.Food) cho rằng, nếu so với thị trường bên ngoài thì giá trứng gia cầm sau khi tăng thêm vẫn thấp hơn khoảng 10%. Việc áp mặt bằng giá mới này sẽ giúp giảm chênh lệch số lượng trứng giữa hàng bình ổn với thị trường bên ngoài, đồng thời, tránh được việc người mua vào các điểm bán trứng bình ổn để thu gom hàng, tạo hiện tượng khan hiếm trứng.

"Điều này giúp nguồn trứng cũng sẽ ổn định hơn, tránh việc thiếu hụt hàng. Với việc tăng giá này, các doanh nghiệp bình ổn sẽ không còn gánh lỗ như trước nhưng cũng không thể nói là có lãi. Trong lúc nhiều giá cả hàng hóa tăng nhanh như hiện nay, thì doanh nghiệp bình ổn phải phát huy khả năng ổn định thị trường. Chính lúc này, doanh nghiệp không nghĩ đến chuyện lời lãi, miễn là không phải “ôm lỗ”, nhưng vẫn duy trì được sản xuất là doanh nghiệp đều làm hết khả năng”, ông Thiện nói.

Trước đó, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố của Sở Công thương TP.HCM ngày 9/6, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM khẳng định, đối với mặt hàng trứng gà, vịt, TP.HCM không thiếu, tuy nhiên điều lo ngại là giá trứng gia cầm hiện nay.

Sau đại dịch Covid-19, các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu trên toàn cầu, đặc biệt nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất bị đứt gãy, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao. Căng thẳng giữa xung đột Nga và Ukraine càng làm ảnh hưởng đến tình hình cung ứng nguyên vật liệu, giá dầu thô thế giới tăng liên tục.

Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp chăn nuôi bị tác động, giá thức ăn chăn nuôi tăng, chi phí vận chuyển đều tăng cao, một số yếu tố đầu vào tăng. Nhưng, giá trứng trong chương trình bình ổn thị trường tại các siêu thị của TP.HCM vẫn được giữ xuyên suốt trong thời gian vừa qua.

Do đó, nếu chi phí đầu vào liên tục tăng, trong khi giá bán không tăng thì nhu cầu tái đàn không cao. Nếu họ không tái đàn, tái đầu tư thì khả năng nguồn cung trứng về lâu dài sẽ sụt giảm, khi đó dẫn tới giá trứng buộc tăng lên theo quy luật thị trường. Tuy nhiên, ông Phương cho rằng, TP sẽ xem xét tăng  giá trứng ở mức cho phép đủ sức chịu đựng của người tiêu dùng.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm